Đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực, chú trọng thu hút nhân tà

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG TY THỦY GỐM XÂY DỰNG (Trang 76 - 79)

- Sự đổi mới về mẫu mã và định hướng khách hàng chưa được tốt.

3.3.5 Đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực, chú trọng thu hút nhân tà

Bản chất của VHDN là lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con người làm trung tâm để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp. Con người là trung tâm của mọi vấn đề, vì vậy đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực sẽ không bao giờ là thừa thãi. Hiểu được điều đó, Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Viglacera tập trung triển khai, đặc biệt trong giai đoạn Viglacera đang thực hiện Chiến lược phát triển giai đoạn 2011- 2015. Với Viglacera- nhà sản xuất VLXD hàng đầu Việt Nam với bề dày truyền thống 40 năm đầy vinh quang và tự hào- thì nguồn nhân lực nay càng được coi trọng như nguồn tài sản vô hình, là lực lượng sản xuất quan trọng để thực thi các kế sách phát triển “sâu rễ bền gốc”. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nội dung trọng điểm luôn được các cấp lãnh đạo Tổng công ty nhấn mạnh là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sự tăng trưởng và phát triển bền vững trong tương lai.

Nhờ sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo Tổng Công ty mà trong những năm qua, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực đạt những bước tiến đáng ghi nhận, riêng năm 2011, đã có tới 6.417 lượt người (chiếm 44% tổng số lao

động) của Viglacera được đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, đào tạo nâng bậc. Chiến lược nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2015 đang được gấp rút hoàn thiện, xây dựng văn hóa doanh nghiệp được đẩy mạnh… Trường Cao đẳng Nghề Viglacera được đầu tư xây cơ sở vật chất mới, chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên và chất lượng đào tạo được nâng cao… Không chỉ tập trung đào tạo sơ cấp - trung cấp, cao đẳng nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, đào tạo liên thông liên kết với nhiều trường Đại học danh tiếng trong nước, Nhà trường đang nỗ lực triển khai các chương trình liên kết đào tạo với những trường đại học danh tiếng của Mỹ, Úc… nhằm cung cấp cho ngành vật liệu xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân, kỹ sư có khả năng thích ứng nhanh với nền sản xuất công nghiệp hiện đại.

Trong tương lai, Viglacera cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo và tận dụng nguồn nhân lực, cụ thể như:

- Tiếp tục tổ chức và tăng cường các khóa đào tạo chuyên môn, đào tạo kỹ năng ngành nghề hàng năm cho cán bộ công nhân viên, đội ngũ công nhân kỹ sư có khả năng thích ứng nhanh với công nghệ mới.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, nghi lễ nhằm thắt chặt tình đoàn kết, nâng cao tinh thần tự giác trong công việc của các thành viên. Đặc biệt cần chú trọng đến tính sáng tạo và sự đa dạng trong mỗi hoạt động, đề cao được vai trò của nhân viên trong các hoạt động đó.

- Tổ chức các khóa đào tạo về văn hóa doanh nghiệp, truyền đạt văn hóa doanh nghiệp đến từng thành viên để họ thấm nhuần tư tưởng của doanh nghiệp.

- Nhà lãnh đạo cần có sự chăm chút hơn đối với các cấp dưới, các nhân viên của mình, từ đó tạo ra sự đồng lòng hiểu nhau trong doanh nghiệp, tạo ra hiệu quả kinh doanh cao.

- Tăng cường công tác tuyển dụng, cố gắng tăng cường thù lao và đãi ngộ để giữ chân nhân viên và thu hút thêm nhân tài.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, khái niệm văn hóa doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến và dần trở thành một phần không thể thiếu khi nói đến một doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường đang ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt, việc doanh nghiệp có được cho mình một bản sắc riêng chính là lợi thế để tạo ra cạnh tranh. Nhận thức được điều đó, Tổng công ty Viglacera luôn chú trọng đến vấn đề phát triển văn hóa doanh nghiệp, coi đó làm xương sống để phát triển trên con đường sản xuất, đóng góp cho lợi ích của Đảng và Nhà nước.

Tóm tắt lại về 3 chương: Chương 1 em đã dùng những cơ sở lý thuyết từ các tác giả trong và ngoài nước để đưa ra những lý luận chung về văn hóa doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh để từ đó đưa mối quan hệ hữu cơ giữa hai yếu tố này. Chương 2 em đã dùng những phương pháp thu thập và phân tích dựa trên những số liệu thu thập được từ việc điều tra khảo sát bằng bảng câu hỏi mô hình văn hóa doanh nghiệp Denison để từ đó đưa ra được thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viglacera. Cuối cùng, từ những kết quả thu thập được ở chương 2 cộng với định hướng phát triển của Tổng công ty, em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty Viglacera, đáp ứng mục tiêu dài hạn và phát triển bền vững của Tổng công ty.

Việc nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Viglacera đã cho tác giả một cái nhìn tổng quan hơn về một trong những doanh nghiệp lớn của Việt Nam là Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Viglacera, cũng như kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng và phát triển một doanh nghiệp. Trong khuôn khổ của bài luận văn, với những giới hạn nhất định của sinh viên khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp từ phía thầy cô và các bạn sinh viên để bài luận văn có thể hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG TY THỦY GỐM XÂY DỰNG (Trang 76 - 79)