Vai trò của cạnh tranh với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG TY THỦY GỐM XÂY DỰNG (Trang 25 - 26)

+ Cạnh tranh khiến DN luôn phải nâng cao chất lượng dịch vụ, thay đổi kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm… để đáp ứng nhu cầu khách hàng

+ DN thường xuyên áp dụng công nghệ mới, khoa học- kỹ thuật tiên tiến để giảm chi phí, sử dụng có hiệu quả nguồn lực, từ đó nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, tăng chất lượng, mẫu mã phong phú…

+ Cạnh tranh mạnh mẽ, DN có thị phần lớn hơn, giúp cho DN làm ăn tốt hơn, thu hút được nhiều khách hàng hơn..

+ Cạnh tranh có thể giúp DN mở rộng thị trường, tiêu thụ dễ dàng, doanh thu, lợi nhuận tăng, mở rộng quy mô sản xuất. Cạnh tranh giúp kèo dài chu kỳ sống của sản phẩm, giảm rủi ro mà khách hàng đem lại.

1.2.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh

Khái niệm về năng lực cạnh tranh từ trước tới nay đã được nhắc đến rất nhiều lần nhưng vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Bởi lẽ năng lực cạnh tranh cần phải đặt vào điều kiện, bối cảnh phát triển của đất nước trong từng thời lỳ. Đồng thời năng lực cạnh tranh cũng cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các doanh nghiệp và cần được thể hiện ra bằng phương thức cạnh tranh phù hợp. Trên cơ sở đó, TS. Nguyễn Hữu Thắng (2008) đã đưa ra định nghĩa cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững”.

Năng lực cạnh tranh của DN là khả năng DN tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất vào chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh; chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Hay nói cách khác, năng lực cạnh tranh của DN là khả năng sử dụng một yếu tố nào đó trong môi trường kinh doanh nội bộ vào sản xuất và kinh doanh tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

1.2.2 Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trước tiên chúng ta cần xem xét qua mô hình kim cương của Michael Porter (1998). Đó là khối tứ giác gồm: Doanh nghiệp (chiến lược, cơ cấu, cạnh tranh); các yếu tố cung; các yếu tố cầu; các ngành công nghiệp bổ trợ và liên quan. Toàn bộ tứ giác đó, cũng như mỗi thành phần lại chịu sự tác động của hai yếu tố bên ngoài là Cơ hội và Chính phủ.

Hình 1.2. Mô hình kim cương của Michael Porter

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG TY THỦY GỐM XÂY DỰNG (Trang 25 - 26)