NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Nội dung nghiên cứu
Dựa vào mô hình ACSI và ECSI, nghiên cứu này đưa ra mô hình đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm rượu vang Đà Lạt của công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng.
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu
(Nguồn: tham khảo và tổng hợp)
Trong mô hình này, các yếu tố được xem xét và từ đó đặt ra các giả thuyết kỳ vọng như sau:
Giả thuyết H1: Có mối tương quan thuận giữa giá trị cảm nhận và sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm Vang Đà Lạt.
Giả thuyết H2: Có mối tương quan thuận giữa chất lượng cảm nhận về sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm Vang Đà Lạt.
Giả thuyết H3: Có mối tương quan thuận giữa hình ảnh thương hiệu và sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm Vang Đà Lạt.
Giả thuyết H4: Có mối tương quan thuận giữa giá trị cảm nhận và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm Vang Đà Lạt.
Giả thuyết H5: Có mối tương quan thuận giữa chất lượng cảm nhận về sản phẩm và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm Vang Đà Lạt.
Giả thuyết H6: Có mối tương quan thuận giữa hình ảnh thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm Vang Đà Lạt.
Giả thuyết H7: Có mối tương quan thuận giữa sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm Vang Đà Lạt.
Qua tham khảo và tổng hợp các nghiên cứu trước, thang đo cho từng thành phần chất lượng sản phẩm cảm nhận, giá trị cảm nhận, hình ảnh thương hiệu, sự hài lòng và lòng trung thành được xây dựng và kiểm tra sự phù hợp thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá – EFA với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 18.0; sau đó phần mềm AMOS 18 được sử dụng để xem xét mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực nghiệm thông qua phân tích nhân tố khẳng định - CFA, và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu của mô hình thông qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính – SEM.