Kết quả thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm rượu Vang Đà Lạt của công ty Cổ Phần Thực Phẩm Lâm Đồng (Trang 46)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả thống kê mô tả

Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 300, số bảng câu hỏi thu về là 256 (tỷ lệ hồi đáp là 85.33%). Sau khi kiểm tra, có 37 bảng bị loại do điền thiếu thông tin hoặc chỉ ghi một mức độ đánh giá cho tất cả các phát biểu. Do đó, có 219 bảng câu hỏi được sử dụng trong đề tài này, đảm bảo điều kiện cỡ mẫu theo tỉ lệ (5:1) (Hair và ctv, 2006). Kết quả thu thập mẫu theo khu vực như sau:

Bảng 3.1. Kết quả thu thập mẫu theo khu vực

Khu vực Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Số phiếu hợp lệ

Tỉ lệ phiếu đóng góp (%) Đà Lạt 150 142 126 57,53 Bảo Lộc 75 72 61 27,86 Tp.HCM 75 42 32 14,61 Cộng 300 256 219 100

(Nguồn: điều tra và tổng hợp) Điều tra chủ yếu tập trung tại Đà Lạt với số phiếu phát ra gấp 2 lần so với Bảo Lộc và Tp. Hồ Chí Minh. Tại Đà Lạt và Bảo Lộc, điều tra được thực hiện trong tháng 01 năm 2012, đây là thời điểm gần Tết năm 2012 (âm lịch) nên rất thuận lợi cho việc phát phiếu khảo sát vì số lượng người mua rượu Vang Đà Lạt nhiều. Trong 219 phiếu khảo sát hợp lệ có 126 phiếu được điều tra tại Đà Lạt chiếm 57,53%, 61 phiếu điều tra tại Bảo Lộc chiếm 27,86%. Riêng số phiếu điều tra tại Tp.Hồ Chí Minh chỉ có 32 phiếu vì việc điều tra được thực hiện vào sau Tết năm 2012 khi mà lưu lượng người mua sản phẩm rượu Vang Đà Lạt rất ít.

Bảng 3.2. Thống kê các đặc trưng của mẫu

Phân bố mẫu theo Số lượng Tỉ lệ (%)

Thời gian sử dụng Ít hơn 6 tháng 61 27,9

Lâu hơn 6 tháng 158 72,1 Giới tính Nam 110 50,2 Nữ 109 49,8 Độ tuổi Từ 18 đến 30 80 36,5 Từ 31 đến 40 97 44,3 Từ 41 đến 55 36 16,4 Trên 55 6 2,7 Trình độ học vấn Dưới đại học 88 40,2 Đại học 119 54,3 Trên đại học 12 5,5 Thu nhập hàng tháng Dưới 3 triệu 74 33,8 Từ 3 đến 5 triệu 109 49,8 Từ 5 đến 10 triệu 28 12,8 Trên 10 triệu 8 3,7

(Nguồn: điều tra và tổng hợp) Theo thống kê của bảng 3.2, số người sử dụng rượu Vang Đà Lạt trên 6 tháng chiếm đến 72,1% nên các câu trả lời về sản phẩm là đáng tin cậy. Số lượng giữa nam và nữ chênh lệch nhau không đáng kể chứng tỏ rượu vang cũng được giới nữ giới ưa chuộng vì có các tác dụng tốt cho sức khoẻ nếu được sử dụng điều độ. Số người được điều tra hầu như tập trung ở độ tuổi từ 31 đến 40, trình độ đại học trở lên chiếm 59,8%. Thu nhập phổ biến của đối tượng khảo sát từ 3 đến 5 triệu chiếm 49,8% điều này cho thấy mức giá của rượu Vang Đà Lạt phù hợp với những đối tượng có mức thu nhập trung bình.

Dựa vào giá trị trung bình của các câu hỏi (phụ lục 2) có thể thấy được nhận định của người tiêu dùng về rượu Vang Đà Lạt chỉ đạt ở mức độ trung bình vì không có biến quan sát nào đạt trên mức 4 (mức “đồng ý”). Biến được đánh giá cao nhất là “Vang Đà Lạt dễ uống và không gây nhức đầu” có giá trị trung bình là 3,95, kế đến là biến “Giá Vang Đà Lạt thấp hơn nhiều so với rượu vang ngoại nhập” với giá trị trung bình là 3,85. Biến được đánh giá thấp nhất là “Vang Đà Lạt có thể sử

dụng trong thời gian dài” chỉ đạt trung bình là 3,08 và “Vang Đà Lạt có bao bì, mẫu mã hấp dẫn” chỉ đạt 3,09.

Một phần của tài liệu Sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm rượu Vang Đà Lạt của công ty Cổ Phần Thực Phẩm Lâm Đồng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w