D: Loại rất yếu kém
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNNo&PTNT CHI NHÁNH HOÀNG MA
3.3.4 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
Thứ nhất, xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, nợ xấu, lành mạnh hóa tình hình tài
chính, làm sạch bảng cân đối tiền tệ của NH, giảm bớt yếu tố can thiệp trực tiếp của nhà nước, minh bạch hóa hệ thống tài chính theo chuẩn mực quốc tế, từ đó tăng năng lực tự giám sát và quản lý rủi ro nội bộ
Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện chiến lược, chính sách QLRRTD phù hợp.
Thành lập bộ phận chuyên trách về QLRRTD (Uỷ ban quản lí rủi ro - Risk Management Committee), độc lập với kinh doanh, tiến tới thực hiện QLRRTD theo ngành dọc, giảm dần mức độ uỷ quyền theo hàng ngang. Nâng cao chất lượng các công cụ lượng hoá rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường mới, giúp các nhà lãnh đạo ngân hàng lượng hoá mức độ rủi ro, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết chính xác các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro để có giải pháp kịp thời và hữu hiệu.
Thứ ba, hoàn thiện quy trình cho vay, quy chế hoá mọi hoạt động trong ngân
hàng, đảm bảo được các nguyên tắc hạn chế rủi ro (như nguyên tắc phân tách chức năng, nguyên tắc “hai tay bốn mắt”, nguyên tắc tuân thủ hạn mức...) ở mọi khâu trong ngân hàng. Thường xuyên xem xét lại quy trình theo định kì, đảm bảo mọi công việc được xử lí một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền. Tuân thủ Quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, ban hành theo Quyết định số 457; Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các TCTD, ban hành theo Quyết định số 493; 3 chỉ thị gần đây của NHNN về nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
Thứ tư, thực hiện minh bạch và công khai hoá thông tin. Đây là tiền đề cơ bản
để nâng cao chất lượng QLRRTD. Việc minh bạch và công khai thông tin không chỉ được thực hiện giữa NHNo&PTNT Việt Nam với NHNN, trong nội bộ NHNo&PTNT Việt Nam mà còn giữa NHNo&PTNT Việt Nam với các nhà đầu tư, với công luận.
Thứ năm, bảo hiểm có vị trí đặc biệt trong hệ thống QLRRTD của ngân hàng.
Cơ sở của bảo hiểm ngân hàng là các nghĩa vụ chi trả bảo hiểm cho các ngân hàng khi gặp sự cố rủi ro, QLRRTD và bảo hiểm là các bộ phận không thể thiếu trong quan điểm an ninh kinh tế và ổn định kinh doanh. Bảo hiểm ngân hàng là một trong những sản phẩm chuẩn đối với các NH trên thị trường quốc tế.
Thứ sáu, một công cụ hiệu quả trong QLRRTD là các phái sinh tín dụng trong
các nghiệp vụ tự phòng vệ. Chúng cho phép tách RRTD với các loại hình rủi ro khác vốn có trong mỗi công cụ cụ thể và chuyển rủi ro này từ người bán rủi ro (người mua sự bảo vệ tín dụng) đến người mua rủi ro (người bán sự bảo vệ tín dụng). Các phái sinh tín dụng chủ yếu có thể nêu lên là “total return swap”, “credit default swaps”, các giấy tờ phái sinh gắn với rủi ro tín dụng (credit linked notes). Khả năng tách RRTD khỏi các tài sản Có và tài sản Nợ làm cho phái sinh tín dụng trở nên hấp dẫn trong sử dụng. Nhờ các công cụ này, các TCTD có thể tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro tín dụng, đảm bảo đa dạng hóa các rủi ro này
Thứ bảy, xây dựng một nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về
quản lý nội bộ của ngân hàng, thỏa mãn yêu cầu phát triển của các giao dịch kinh doanh ngày càng đa dạng, yêu cầu quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản, có khả năng kết nối với các ngân hàng khác. Phát triển các dịch vụ NH hiện đại trên cơ sở đảm bảo phòng chống được rủi ro, bảo mật và hoạt động an toàn
Thứ tám, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng với những tiêu chí
như năng lực, trình độ, khả năng hội nhập, hiệu quả công tác và phẩm chất đạo đức tốt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng hoạt động tín dụng của Agribank- Chi nhánh Hoàng Mai trong thời gian qua, chuyên đề đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Trong đó, tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chuyên đề đề xuất một vài giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng. Đồng thời cũng đưa một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam, các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm tạo lập một môi trường kinh doanh và quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả. Từ đó, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nỗ lực của NHNN cùng các cơ quan chức năng, công tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả, góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.
KẾT LUẬN
Rủi ro tín dụng luôn luôn tồn tại song song với quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Rủi ro tín dụng phức tạp và đa dạng, có rủi ro có thể kiểm soát, có rủi ro mà ngân hàng không thể kiểm soát được. Rủi ro tín dụng bắt nguồn từ những nguyên nhân từ phía ngân hàng, từ khách hàng vay vốn và từ môi trường bên ngoài. Hậu quả của rủi ro tín dụng cũng rất nặng nề, nó không những làm giảm thu nhập, thất thoát nguồn vốn vay, tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng, mà nó còn ảnh hưởng dây chuyền đến sự tồn tại của hệ thống ngân hàng và tình trạng sức khỏe của nền kinh tế.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, chuyên đề đã làm sáng tỏ và có một số đóng góp chính yếu sau:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Đồng thời, chuyên đề đưa ra bài học kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng và quốc gia đã áp dụng thành công và các bài học dành cho các ngân hàng Việt Nam.
Hai là, làm rõ thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hoàng Mai từ năm 2010=2012 và các biện pháp mà chi nhánh đã áp dụng để giảm thiểu rủi ro. Từ đó, đưa ra những nhận xét về kết quả làm được, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
Ba là, trên cơ sở lý luận và thực tiễn tại Chi nhánh để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Đồng thời, chuyên đề đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN các cơ quan ban ngành và Agribank để hỗ trợ cho Chi nhánh thực hiện tốt quản lý rủi ro tín dụng.
Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Quý thầy cô xem xét và bổ sung thêm cho bài em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!