D: Loại rất yếu kém
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNNo&PTNT CHI NHÁNH HOÀNG MA
3.2.8 Sử dụng thành tựu của công nghệ thông tin
Ở lĩnh vực ngân hàng, công tác quản lý rủi ro luôn được chú trọng và cần có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin.
Ngân hàng là một trong những ngành cần phải quản lý rủi ro. Mọi sai sót, gian lận có thể gây ra thiệt hại lớn, cũng như ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng đối với khách hàng, các nhà đầu tư. Quản lý rủi ro thường là một bộ phận độc lập với các
bộ phận khác của ngân hàng, thường thì báo cáo trực tiếp cho người điều hành cao nhất. Quản lý rủi ro không thể làm tròn chức năng, nhiệm vụ nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Một số loại hình rủi ro cần ứng dụng CNTT gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp luôn tiềm ẩn tất cả các hoạt động của ngân hàng.
Để hoạt động ngân hàng giảm thiểu rủi ro cần sự hiểu bíết và gắn kết chặt chẽ giữa bộ phận CNTT với bộ phận quản lý rủi ro. Có thể nhìn ở góc độ sau: Bộ phận quản lý rủi ro của ngân hàng xây dựng các chính sách quản lý rủi ro của tổ chức ( dựa trên định hướng của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc), CNTT trong quá trình xây dựng các hệ thống phần mềm như hỗ trợ hoạt động của các bộ phận trong toàn ngân hàng, phải hiểu rõ và tuân thủ các chính sách quản lý rủi ro. Nhìn chung, hai bên cần có sự trao đổi phối hợp thường xuyên để CNTT luôn theo sát định hướng, chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng.
Trong thời đại CNTT như hiện nay, không thể còn khái niệm quản lý rủi ro mà không có sự gắn kết với CNTT. CNTT chỉ có thể hữu hiệu trong quản lý rủi ro của ngân hàng nếu Giám đốc CNTT hiểu ro định hướng, chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng. Bên cạnh đó, Ban điều hành ngân hàng cũng cần phải nhìn nhận đầy đủ tầm quan trọng của CNTT trong quản lý rủi ro để khai thác tối đa tiềm năng của CNTT.
Việc ngân hàng lựa chọn giải pháp tự xây dựng hoặc mua từ bên thứ ba, không phải là yếu tố quan trọng nhất, điều then chốt ở đây là các giải pháp CNTT có theo sát định hướng quản lý rủi ro của tổ chức hay không, từ đó mới có thể giúp quản trị rủi ro tín dụng có chất lượng.
Nhìn chung, trong trường hợp nên có giải pháp có uy tín trên thị trường, năng lực trong ngân hàng có thể hoặc không thể xây dựng được một giải pháp đạt tiêu chuẩn.
Ngân hàng xây dựng được giải pháp chất lượng cho mình nhưng cần phải có truyền thông nội bộ đến người sử dụng, để tránh trường hợp khai thác không hết tính năng, gây lãng phí cho tổ chức. Phát triển CNTT trong một tổ chức phải luôn phối hợp chặt chẽ với các bộ phận nghiệp vụ để trong quá trình phân tích, phát triển
dựa vào sử dụng đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ.
3.2.9 Những giải pháp nhằm hạn chế tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng
Đối với các khoản vay chuyển nợ quá hạn do khách hàng gặp khó khăn tài chính, Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với khách hàng khi khách hàng đưa ra phương án kinh doanh hợp lý, có khả năng thay đổi tình hình hiện tại để tái cơ cấu lại nợ cho khách hàng.
Đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo: Ngân hàng có thể xử lý tài sản đảm bảo bằng biện pháp thu hồi tài sản, cho thuê tài sản, liên doanh hoặc góp vốn bằng chính tài sản đó để trừ nợ, bán nợ cho công ty mua bán nợ.
Đối với những khách hàng cố ý chây ỳ có thể sử dụng phương pháp kiện ra tòa để xử lý.
Ngân hàng cũng nên sử dụng các công cụ đảm bảo và bảo hiểm tiền gửi: Bảo hiểm tiền gửi là một biện pháp phòng ngừa rủi ro được nhiều ngân hàng thực hiện nhằm bảo vệ các khoản tiền gửi của khách hàng trong trường hợp ngân hàng không có đủ khả năng trả nợ cho khách hàng.
Ngoải ra, ngân hàng cũng cần thực hiện nghiêm túc hơn nữa các quy trình phân loại nợ và trích lập dự phong rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN.
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Mai NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Mai