Mức độ tập trung tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai (Trang 40)

b. Cơ cấu dư nợ tín dụng

2.2.1.6 Mức độ tập trung tín dụng

Bảng 2.9: Mức độ tập trung tín dụng theo thành phần kinh tế 2010-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2011 với 2010 So sánh năm 2012 với 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng ( %) Tổng dư nợ 1735.1 100 1634.3 100 1499.6 100 -100.8 -5,8 -134.7 -8.24 DN quốc doanh 37.6 2.1 94.8 5.8 69 4.6 57 154.1 -27 -28.7 DN ngoài quốc doanh 1452.9 83.74 1392.4 85.2 1249.2 83.3 -69 -4.74 -180 -12.96 Hộ gia đình 244.6 14.1 147.1 9.0 181.4 12.1 -89 -36.9 23 15.1

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010-2012)

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy: Đối tượng khách hàng vay vốn của Agribank Hoàng Mai chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp (chiếm trên 80% danh mục cho vay), đây là nhóm khách hàng thường có độ RRTD cao, vòng đời dự án dài và khả năng thu hồi vốn chậm,trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, Agribank Hoàng Mai đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, từ 5.8% năm 2011 xuống còn 4.6% năm 2012. Agribank Hoàng Mai đang có xu hướng đa dạng hóa cơ cấu cho vay, giảm dần tỷ trọng dư nợ cho vay trong các ngành có mức độ rủi ro cao sang các ngành khác.

2.2.2 Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh2.2.2.1 Xây dựng chiến lược quản trị 2.2.2.1 Xây dựng chiến lược quản trị

a. Chiến lược nâng cao năng lực quản trị điều hành. Nhằm nâng cao năng lực

quản trị điều hành và quản trị rủi ro, chi nhánh đã thực hiện theo sự chỉ đạo của toàn hệ thống đã bắt đầu áp dụng những sửa đổi, bổ sung của quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán, giao dịch bảo đảm,..theo quy định của Nhà nước và tiến gần đến chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, chi nhánh cũng vận dụng các công cụ đo lường, giám sát tín dụng như phân loại nợ tự động theo định lượng trên IPCAS, chấm điểm và xếp loại khách hàng, hoàn thành dự án phân tích ngành, hệ thống mã ngành kinh tế, đề án quản trị rủi ro,.. Bên cạnh đó, chi nhánh sau khi được hệ thống tiến hành kiểm tra hoạt động kinh doanh thì đã chấn chỉnh các mặt còn tồn tại như chỉ đạo ngừng cho vay đầu tư kinh doanh trên sàn vàng, chấn chỉnh mua bán ngoại tệ của tổ chức, lập báo cáo trên IPCAS, chấp hành chế độ kế toán,..

b. Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Chi nhánh đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững bằng cách tuyển các cán bộ là các sinh viên trường đai học được đào tạo căn bản, có ngoại ngữ và tin học tốt đáp ứng yêu cầu các lĩnh vực có tính cạnh tranh cao. Chi nhánh chú trọng đến đào tạo và đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ, viên chức.

c. Chiến lược đẩy mạnh, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.

Chi nhánh luôn đảm bảo tính sẵn sàng, hoạt động ổn định của hệ thống công nghệ thông tin để quản trị và vận hành an toàn các hệ thống ứng dụng, hệ thống máy chủ, hệ thống cơ sở hạ tầng, trung tâm dữ liệu, mạng,..phục vụ tốt hoạt động kinh doanh và phát triển sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng. Chi nhánh tiếp tục được hoàn thiện hệ thống Corebanking IPCAS, các module mới bổ sung thông tin quản lý, quản lý nội bộ,..

2.2.2.2 Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánha. Tuân thủ quy trình cho vay trong chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w