Định hướng hoạt động của NHNNo&PTNT chi nhánh Hoàng Mai và những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý RRTD của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai (Trang 59)

D: Loại rất yếu kém

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNNo&PTNT CHI NHÁNH HOÀNG MA

3.1 Định hướng hoạt động của NHNNo&PTNT chi nhánh Hoàng Mai và những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý RRTD của ngân hàng.

những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý RRTD của ngân hàng.

Định hướng hoạt động của Agribank Chi nhánh Hoàng Mai là bám sát mục tiêu phát triển của hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam, có sự vận dụng sáng tạo vào tình hình và khả năng phát triển của ngân hàng.

Đẩy mạnh công tác huy động vốn

Để thích nghi với môi trường cạnh tranh, chi nhánh ngân hàng tiếp tục thực hiện đa dạng hóa danh mục các sản phẩm huy động vốn như trả lãi trước, có dự

thưởng, có khuyến mãi, bổ sung các loại kỳ hạn, ứng dụng khoa học, công nghệ vào các sản phẩm giúp mang lại tiện ích, nhanh chóng,..nhằm mở rộng quy mô nguồn vốn, đặc biệt là với loại tiền VNĐ.

Bên cạnh đó, ngân hàng chú trọng mở rộng và nâng cấp mạng lưới các phòng giao dịch tại các trung tâm kinh tế và khu vực đông dân cư của quận Hoàng Mai và các quận lân cận.

Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững, lấy an toàn, chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động. Bảo đảm đủ nguồn vốn với cơ cấu hợp lý cho hoạt động. Tăng trưởng tín dụng đi đôi với tăng trưởng cao và nguồn vốn ổn định với cơ cấu hợp lý, kiểm soát được rủi ro. Chuyển đổi các cơ cấu hoạt động, trước tiên là đổi mới các cơ cấu và tỷ trọng: cơ cấu khách hàng, tín dụng - dịch vụ, ngắn - trung dài hạn, huy động vốn. Chủ động tìm kiếm và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ưu đãi để tạo lợi thế cạnh tranh. Tập trung công tác thu nợ, xử lý nợ xấu để tăng vòng quay của vốn, tạo nguồn giải ngân cho các dự án mới. Xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng năm trước, tận thu nợ lãi, tăng chênh lệch thu chi và lành mạnh hóa tài chính. Trích đủ dự phòng rủi ro hoạt động và kiểm soát được rủi ro trong giới hạn và thông lệ chung.

Tiếp tục xác định hoạt động Ngân hàng bán lẻ là cốt lõi của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai. Xác định là một trong những trọng tâm chính trong hoạt động của toàn hệ thống cũng như của chi nhánh, củng cố lại mô hình tổ chức của các bộ phận bán lẻ để thực hiện tốt hơn các chính sách khách hàng, marketing…

Một số mục tiêu cụ thể cho năm 2013 được chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai đặt ra như sau:

 Phấn đấu tăng trưởng dư nợ đạt từ 7%-10%, cụ thể: năm 2013 đạt: 1.720 tỷ đồng.

 Dư nợ bình quân đầu người đạt 15-17 tỷ/người

+Theo đối tượng khách hàng: Cho vay hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng 12%/tổng dư nợ; Cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 88%/tổng dư nợ, trong đó cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng 65%-70%/tổng dư nợ,

+Theo đối tượng vay: Cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng 70%/tổng dư nợ, cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng 20%/tổng dư nợ, cho vay phi sản xuất chiếm tỷ trọng 10%/tổng dư nợ.

+Cho vay các khách hàng mang lại nhiều lợi nhuận từ thu lãi cho vay và có tham gia sử dụng dịch vụ của Agribank nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực nông nghiệp-nông dân-nông thôn.

+Tập trung vào cơ cấu lại nợ cho từng đối tượng khách hàng cụ thể.

+Hướng dẫn việc tuân thủ các quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 về công tác tín dụng.

Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng

Agribank chi nhánh Hoàng Mai sẽ cố gắng củng cố, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, đặc biệt là các khách hàng chiến lược và thu hút các khách hàng mới để tăng tính trung thành của khách hàng. Triển khai thành công các dự án hiện đại hóa ngân hàng, phát triển các ứng dụng đồng bộ, tăng tiện ích sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng và nâng cao hiệu quả, hiệu suất hoạt động của ngân hàng.

Phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn có chiều sâu, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngân hàng trong thời kỳ mới. Hoàn thiện hơn nữa về chế độ lương bổng, kiến nghị với cơ quan cấp trên có cơ chế tiền lương thích hợp nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và gắn bó với công việc.

Đối với công tác quản lý rủi ro tín dụng.

 Phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu trong năm 2013 xuống dưới 5%

hoạt động của tổ thu nợ.

 Thường xuyên tiến hành việc kiểm tra kiểm soát nhằm hạn chế và phát hiện kịp thời những sai sót trong nghiệp vụ.

 Các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro lớn tại các phòng giao dịch sẽ tập trung về Chi nhánh để quản lý, theo dõi và đôn đốc thu nợ theo chỉ đạo của Agribank.

 Thực hiện việc giảm tổng mức dư nợ và cơ cấu lại dư nợ tại các phòng giao dịch, cụ thể: các khoản cho vay từ 5 tỷ đồng trở lên phải chuyển về Chi nhánh thực hiện. Phòng giao dịch nào có dư nợ lớn phải xây dựng kế hoạch giảm dần dư nợ phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w