THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HOÀNG MA
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh 1 Công tác huy động vốn
2.1.4.1 Công tác huy động vốn
Trong những năm qua, ngân hàng luôn chú trọng tới công tác huy động vốn bằng cách áp dụng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, tìm kiếm các nguồn với lãi suất phù hợp cho từng thời kỳ vừa để đáp ứng nhu cầu thanh khoản và thực hiện các mục tiêu theo kế hoạch. Để thấy rõ tình hình tăng trưởng của nguồn vốn huy động tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai, ta có theo dõi bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 sau:
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của chi nhánh qua các năm 2010-2012
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Tăng giảm so với 2009 Giá trị Tăng giảm so với 2010 Giá trị Tăng giảm so với 2011 Vốn huy động 2006.4 1.38% 1761.4 -12.2% 1823.8 3.5% Tiền gửi của khách hàng 1734.
4
1.25% 1665.9 -3.95% 1698.7 1.96% Tiền gửi, tiền đi vay khác 114.3 1.01% 42.4 -62.9% 23.3 -45.05% Tiền gửi kho bạc Nhà
nước
141.9 2.34% 38.4 -72.94% 91.5 138.28%Các giấy tờ có giá đã phát Các giấy tờ có giá đã phát
hành
15.8 1.67% 14.7 -69.62% 10.3 -29.93%
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh 2010-2012
Đơn vị:tỷ đồng
Nhìn vào bảng, biểu đồ ta thấy ở chi nhánh mức tăng trưởng nguồn vốn có nhiều biến động qua các năm, tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn, các nguồn tiền gửi, đi vay và phát hành giấy tờ có giá có xu hướng giảm dần qua các năm. Tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn cho thấy hoạt động huy động từ khách hàng luôn giữ vai trò cốt lõi trong việc tạo nguồn vốn cho Agribank Hoàng Mai.
Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng của Agribank Hoàng Mai năm 2011 giảm 3.95% so với 2010, giảm 68.5 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự biến động là do trong năm các doanh nghiệp có nhu cầu vốn nên rút tiền gửi ngân hàng để phục vụ sản xuất đồng thời Chính phủ có chủ trương giảm lãi suất huy động nhằm giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn rẻ khiến nguồn tiền trong dân cư đi ra các kênh đầu tư khác. Đến năm 2012, huy động tiền gửi tăng 1.96% so với 2011, tăng 32800 triệu đồng, nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư hiệu quả nhất trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động còn thị
trường vàng bị siết chặt do Ngân hàng Nhà nước mạnh tay quản lý.