Chính sách về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai (Trang 48)

D: Loại rất yếu kém

c. Chính sách về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Định kỳ hàng quí Giám đốc Chi nhánh thực hiện phân loại tài sản Có như sau và dự kiến số tiền phải trích lập dự phòng, trình những khoản rủi ro đủ điều kiện xử lý và lập phương án thu hồi nợ. Chi nhánh thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR theo Luật các TCTD: QĐ127/2005/QĐ-NHNN, QĐ493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN. Theo đó, các khoản vay được phân loại theo mức độ rủi ro như sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ, Nợ có khả năng mất vốn.

Dự phòng cụ thể được trích lập trên RRTD thuần của các khoản cho vay theo các tỷ lệ tương ứng với từng nhóm như sau

Nhóm Loại Tỷ lệ dự phòng cụ thể

1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

2 Nợ cần chú ý 5%

3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

4 Nợ nghi ngờ 50%

5 Nợ có khả năng mất vốn 100%

Phương pháp trích - Trích theo quý

căn cứ vào số dư tại thời điểm ngày cuối cùng của tháng thứ 2 quý đó thực hiện phân loại và trích DPRR.

- So sánh số phải trích với số dự phòng hiện có: +Nếu số phải trích lớn hơn: Phải trích theo phần thiếu

+ Nếu số phải trích nhỏ hơn: Không phải trích tiếp (việc hoàn nhập số dự phòng vượt so với số phải trích được Chủ tịch Hội đồng xử lý rủi ro tại Trung tâm điều hành thông báo và thanh toán cộng vào quỹ thu nhập cho đơn vị khi quyết toán năm tài chính)

Các khoản nợ được phân loại là Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn được coi là nợ xấu.

Dự phòng rủi ro được ghi nhận như một khoản chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh và được sử dụng để xử lý các khoản nợ xấu.

Theo quyết định 493/2005/QĐ - NHNN dự phòng chung được trích lập và duy trì bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, giá trị các khoản bảo lãnh, các cam kết cho vay không hủy ngang, các cam kết chấp nhận thanh toán.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w