D: Loại rất yếu kém
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNNo&PTNT CHI NHÁNH HOÀNG MA
3.2.1 Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng
Từ định hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới, em có xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng cho ngân hàng như sau:
Một là, tiếp tục đổi mới tư duy tín dụng theo nguyên tắc thương mại, thị trường, coi trọng hiệu quả bền vững trên cơ sở lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro là yêu cầu cơ bản nhất xuyên suốt quá trình hoạt động.
Hai là, xây dựng văn hóa tín dụng, có phát huy tinh hoa truyền thống, kết hợp những kỹ năng, công nghệ tín dụng hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến. Chủ động lựa chọn khách hàng trên cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn tín dụng, khả năng trả nợ đúng hạn để cấp tín dụng, tự giác tuân thủ cơ chế, chính sách và quy trình.
Ba là, thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, nhu cầu tín dụng
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách tín dụng đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ, nhất quán và tiện lợi người thực thi chính sách tín dụng.
Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, thích ứng với môi trường kinh tế, trên cơ sở cập nhật thông tin, phân tích và đánh giá thực trạng và dự báo triển vọng từng ngành hàng, sản phẩm.
Phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng chuyên biệt và cải tiến các sản phẩm hiện có. Phát triển sản phẩm trọn gói bằng việc gắn sản phẩm tín dụng với các tiện ích khác của ngân hàng.
Xây dựng quy trình phê duyệt nhanh đối với các sản phẩm tín dụng nhỏ lẻ, hoặc các sản phẩm tín dụng ít chịu rủi ro. Thiết lập luân chuyển tài liệu, hồ sơ điện tử để giảm thiểu thời gian giải quyết các khoản tín dụng vượt cấp.
Bốn là, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ tốt nhất, phù hợp với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động tín dụng để
Đo lường rủi ro đối với các khoản tín dụng cũng như toàn bộ danh mục tín dụng, trong mọi hoạt động tín dụng nội bảng và ngoại bảng.
Hình thành hệ thống thông tin quản lý cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu và chất lượng danh mục tín dụng, bao gồm xác định sự tập trung rủi ro và kiểm định các giới hạn rủi ro.
Thực hiện giám sát hiệu quả, liên tục diễn biến các khoản tín dụng trong những điều kiện kinh tế bình thường, cũng như các tình huống xấu nhất để phát hiện sớm và xử lý các khoản nợ xấu có vấn đề.