Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai (Trang 70)

D: Loại rất yếu kém

3.3.1Kiến nghị với Chính phủ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNNo&PTNT CHI NHÁNH HOÀNG MA

3.3.1Kiến nghị với Chính phủ

Đã qua bốn, năm năm kể từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, kinh tế Việt Nam tuy không chịu nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ nhưng nền kinh tế cũng đã bị suy giảm. Những năm 2010, 2011, 2012 tình hình nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn mặc dù có nhiều giải pháp được đưa ra nhưng nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết, đặc biệt là vấn đề nợ xấu bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh bất động sản và kinh doanh chứng khoán. Để Việt Nam có thể phục hồi, phát triển sau thời kỳ khủng hoảng thì Nhà nước phải kiểm soát được trạng thái rủi ro của các định chế

tài chính – ngân hàng. Muốn vậy thì pháp luật phải được hoàn thiện theo hướng chiến lược này.

 Về quản trị rủi ro tín dụng, pháp luật hiện hành của Việt Nam đề cập đến bốn vấn đề: phòng ngừa, đánh giá, xử lý và tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng.

 Về phòng ngừa rủi ro tín dụng, pháp luật đặt ra một loại những yêu cầu mà các định chế tài chính – ngân hàng phải tuân thủ nhằm giảm thiểu khả năng không thu hồi được nợ đúng hạn hay không không thu hồi được nợ. Những yêu cầu này được quy định phù hợp với từng hình thức tín dụng: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, cho thuê tài chính, bao thanh toán. Chính phủ Việt Nam cần nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung những quy định cẩn trọng của pháp luật về các điều kiện tín dụng như kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ, về các biện pháp kỹ thuật tài chính nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra việc khách hàng không trả nợ được đúng hạn hoặc không trả được nợ.

 Về đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, pháp luật Việt Nam quy định đối với khoản tín dụng được cấp, tức là đối với các khoản nợ và các cam kết ngoại bảng gồm: quy định hạng đánh giá, quy định phương pháp đánh giá, tần suất việc thực hiện đánh giá. Đây chính là pháp luật về phân loại nợ trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Vậy Chính phủ Việt Nam cần hoàn thiện các chuẩn mực hay tiêu chuẩn pháp luật cho việc đo lường khả năng xảy ra rủi ro của các khoản nợ và theo phương châm lượng hóa đến mức cao nhất có thể để hạn chế việc các ngân hàng che giấu nợ xấu và tạo điều kiện dễ dàng cho NHNN kiểm tra, giám sát. Theo đó, NHNN buộc các ngân hàng tự xây dựng cho mình một phương pháp hay một hệ thống tiêu chuẩn đo lường RRTD thỏa mãn những yêu cầu tối thiểu bắt buộc chung của nhà nước theo tinh thần đảm bảo kết quả xếp hạng các khoản nợ không phản ánh quá chất lượng thực của chúng để góp phần đảm bảo dự phòng RRTD bù đắp những tổn thất có thể xảy ra.

 Về chống rủi ro, Chính phủ cần hoàn thiện các chuẩn mực pháp lý cho việc tính toán nguồn tài chính bù đắp rủi ro theo tinh thần đảm bảo dự phòng rủi ro tín dụng không dưới mức bù đắp được những tổn thất tín dụng xảy ra tại bất kỳ thời

điểm nào và trước bất kỳ biến động nào của nền kinh tế, theo đó, khắc phục những bất hợp lý và những lỗ hổng trong các quy định của pháp luật.

 Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến bảo đảm tiền vay, các quy định về cầm cố thế chấp tài sản khi cho vay. Cần tạo điều kiện cho ngân hàng được toàn quyền sử lý nợ trong việc thanh lý tài sản nhận làm đảm bảo để có thể thu hồi nợ một cách thuận tiện hơn, giảm bớt những khó khăn về quy trình thủ tục và thời gian xử lý như hiện nay.

 Thúc đẩy thị trường tài chính, trước hết là thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ nhằm xác định khuôn khổ hoạt động của thụ trường liên ngân hàng, nhằm tạo nhiều cơ hội đầu tư, phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

 Ngoài ra Chính phủ cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện được thành lập cũng như những trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan nhằm đảm bảo nguồn thông tin được đưa ra một cách trung thực và chính xác.

 Chính phủ đang chỉ đạo gắn xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng với thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu các TCTD, cơ cấu lại doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc đầu tư công trong tổng thể chương trình tái cơ cấu nền kinh tế.

 Với tình hình tăng trưởng kinh tế của năm nay thấp hơn năm trước, nhu cầu tiêu dùng giảm, tình hình các doanh nghiệp gặp khó khăn, vì thế để kích cầu, để hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh, bên cạnh những biện pháp nhằm giảm nợ xấu thì Chính phủ còn đưa ra biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp đó là tăng cường vai trò của công ty mua bán nợ, công ty quản lý tài sản ( VAMC). Đây là doanh nghiệp đặc thù, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu, chịu sự quản lý của Nhà nước, thanh tra, giám sát của NHNN. Theo đó, công ty này sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ của các TCTD và các TCTD có thể sử dụng trái phiếu này để vay tái cấp vốn tại

NHNN, từ đó giảm áp lực trả nợ, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý khó khăn tài chính tạm thời trên cơ sở các doanh nghiệp được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, giảm hoặc miễn toàn bộ số lãi quá hạn thanh toán, đầu tư, cung cấp tài chính..và sẽ tiếp tục được vay các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai (Trang 70)