Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai (Trang 64)

D: Loại rất yếu kém

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNNo&PTNT CHI NHÁNH HOÀNG MA

3.2.3 Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Việc xem xét tìm hiểu khách hàng không chỉ dừng lại ở mức làm cơ sở để cấp tín dụng được hay không, và sẽ đáp ứng nhu cầu cho khách hàng là bao nhiêu mà cần phải tính tới khả năng khi gặp khó khăn bất thường khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, dự án không phát huy được hiệu quả, thì khả năng tài chính của Doanh nghiệp đáp ứng đến đâu nghĩa vụ trả nợ ngân hàng.

Việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay của cán bộ tín dụng phải luôn được coi trọng đúng mức. Cần tìm hiểu đầy đủ, chính xác, đánh giá kỹ lưỡng, sát thực tế sẽ hạn chế khe hở, ngăn ngừa RRTD xuất hiện. Bài học cho thấy việc phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng chưa thường xuyên, chưa đầy đủ trên các phương tiện làm cho một số khoản vay trở nên kém hiệu quả.

Để có được kết quả phân tích chính xác, cán bộ tín dụng cần dựa trên nguồn thông tin tín dụng, về khách hàng, tuy nhiên trong điều kiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp không muốn công khai minh bạch tình hình hoạt động của mình, từ đó đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác dự báo, đưa ra các giải

pháp phòng ngừa. Vì vậy ngân hàng cần tạo lập cho mình hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng:

 Dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu, không chỉ là các dữ liệu của khách hàng mà còn các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.

 Dựa trên thông tin về doanh nghiệp, dự án đã cấp tín dụng, Ngân hàng cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác, nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh đặt ra trong môi trường hội nhập.

 Ngân hàng cần thiết lập với các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua thông tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các Chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ-đối tác ở nước ngoài của các doanh nghiệp, hơn nữa là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w