Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở hà nội (Trang 54)

8. Bắt xé rách bài thi, bài kiểm tra, sách vở 00 00 00 93 100 00 00 00 105

2.3.1Nguyên nhân chủ quan

Qua kết quả điều tra cho thấy 188 học sinh (chiếm 94.95%) cho rằng bản thân những học sinh có hành vi BLHĐ đều là những học sinh có ý thức kỷ luật thấp. Đây chính là nguyên nhân xếp vị trí thứ 1 gây ra các hành vi BLHĐ. Những em học sinh này thường có kết quả học tập không cao. Điều này không khẳng định rằng đó là những học sinh kém tư duy mà mà có thể một phần do các em mải chơi nên chưa quan tâm đến vấn đề học tập cũng như tương lai sau này. Hơn nữa, các thầy cô không thể quản lý được lớp học nên các em có thể trốn tiết đi chơi dẫn đến kết quả học tập bị kém.

Ngoài ra, ở lứa tuổi này, các em thường hiếu động, hay nghịch ngợm chọc phá và muốn tỏ ra mình là “người hùng” và muốn thể hiện sức mạnh của bản thân mình. Đây cũng chính là nguyên nhân xếp vị trí thứ 3 với 97 ý kiến đồng ý (chiếm 47.99%). Trước những tình huống phức tạp của cuộc sống, các em chưa biết ứng xử cho phù hợp, dễ dẫn tới những hành động nóng nảy, thiếu suy nghĩ. Vì còn nhỏ nên các em ít kiềm chế được, dễ xúc động trước những việc xảy đến với mình.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân chủ quan dẫn tới những hành vi BLHĐ nữa ở học sinh tiểu học đó là do tính cách ngỗ nghịch, “hiếu chiến” của các em. 31 học sinh (chiếm 15.66%) cho rằng các hành vi BLHĐ xảy ra là do các bạn mang trong mình tính cách ngỗ nghịch, không chịu nghe lời thầy cô, cha mẹ và bạn bè, luôn muốn thể hiện sức mạnh của bản thân.

2.3.2 Nguyên nhân khách quan ● Nguyên nhân từ phía gia đình

Đối với trẻ ở lứa tuổi tiểu học, các em còn nhỏ nên thường xuyên nhận được sự quan tâm từ phía cha mẹ. Qua khảo sát của chúng tôi đưa ra, chỉ có 7,58% học sinh đưa ra ý kiến cho rằng bố mẹ các em không có thời gian quan tâm đến chuyện riêng của các em. Đây là một con số không lớn nhưng cũng rất đáng để nói tới, các em lứa tuổi tiểu học đáng trong thời kỳ phát triển mạnh về thể chất cũng như tâm lý, các em được tiếp xúc với nhiều hoạt động mới, nhiều tình huống mới trong cuộc sông. Nếu thiếu đi sự quan tâm và chia sẻ của bố mẹ thì các em dễ dẫn tới những hành vi sai lệch, dễ dàng bị bạn bè lôi kéo.

Bên cạnh đó sự quan tâm thái quá, không đúng cách của cha mẹ cũng có thể dẫn tới sự phát triển lệch lạc của con trẻ. Cha mẹ quan tâm tới con không có nghĩa là đáp ứng mọi yêu cầu, nguyện vọng của con mà cần phải có sự chỉ bảo, hướng dẫn và quản lý con cụ thể trước mỗi yêu cầu mà cha mẹ có thể thỏa mãn cho con. Một số lượng không nhỏ những ông bố bà mẹ thường xuyên đặt tiền bạc ra làm phần thưởng cho mỗi điểm 10 của con ở trường. Khi các em được điểm cao, bố mẹ thường cho các em tiền nhưng lại không quản lý và hướng dẫn con tiêu tiền sao cho đúng cách. Các em ở lứa tuổi này còn nhỏ nên khi có tiền, các em thường thích gì mua nấy mà không để ý tới những hậu quả như dùng tiền mua các trò chơi không lành mạnh như súng ống hoặc chơi điện tử. Chính sự thỏa mái của cha mẹ có thể đưa các em tới co đường không mấy đúng đắn.

Kinh tế thị trường phát triển, mọi cá nhân đều bị cuốn vào vòng xoáy kiếm tiền khiến cho cha mẹ ít có thời gian gần gũi con cái. Mối quan hệ giữa những thành viên trong gia đình dường như trở nên lỏng lẻo hơn. Cha mẹ quan tâm nhiều tới việc làm sao để “nuôi” con cho khỏe, cho tốt mà quên mất việc “dạy” con thành người hoàn thiện cũng quan trọng không kém. Bên cạnh đó, với câu

hỏi đưa ra: Trong gia đình, bố mẹ thường hướng dẫn các em những kỹ năng

Ứng phó, giải quyết mâu thuẫn và tự vệ đối với những hành vi bạo lực ở mức độ nào?” thì kết quả thu được như sau

Bảng 9: Mức độ giáo dục kỹ năng Ứng phó và giải quyết các mâu thuẫn BLHĐ của cha mẹ đối với con cái

Mức độ hướng dẫn SL %

Rất thường xuyên 53 26.8

Thường xuyên 47 23.7

Thỉnh thoảng 62 31.3

Không bao giờ 36 18.2

Như vậy, chỉ có 26,8% các ông bố bà mẹ thực sự quan tâm tới vấn đề bạo lực học đường đang ngày ngày diễn ra xung quanh con em mình và tìm cách hướng dẫn các em các kỹ năng ứng phó và giải quyết các mâu thuẫn với bạn bè một cách hợp lý nhất mà không cần phải sử dụng các hành vi bạo lực trong cuộc sống. Thêm một điều nữa là nhiều gia đình chăm lo đến con thì dạy con mình “làm ngơ” với những vụ như thế để an toàn, khỏi bị trả thù. Chuyện ai người nấy lo, không liên quan đến mình thì thôi. Nếu không thì dạy con họ phải biết đánh trả lại những cú đấm của bạn bè cùng trang lứa. “Tui đã từng nghe mẹ của một đứa bé mới học mẫu giáo kể lại là lúc đầu bé bị bạn bè đánh về sau ở nhà xúi bé đánh lại và giờ đây bé là “hung thần” trong lớp.” (trích dantri.vn)

Trong thời gian gần đây, bạo hành gia đình cũng là một đề tài được báo chí đề cập tới rất nhiều. Bạo lực gia đình để lại hậu quả không chỉ cho nạn nhân mà cho các thành viên khác trong gia đình, nhất là trẻ em. Bạo lực gia đình nói chung, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ nói riêng có tác động rất xấu tới sự phát triển cả về thể chất, tinh thần, đạo đức và trí tuệ của trẻ em. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bạo lực gia đình khiến trẻ em khủng hoảng, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng, rối nhiễu tâm lý, trầm cảm...Bạo lực gia đình cũng ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập, kỹ năng sống, sự hòa nhập xã hội, năng lực giải quyết vấn đề...của trẻ em..

Chính việc chứng kiến những hành vi bạo lực trong gia đình hàng ngày, sẽ để lại những hình ảnh xấu trong tâm lý của các em, các em có thể hình thành nên suy nghĩ rằng “mọi chuyện đều phải giải quyết bằng nắm đấm”. Đó là những suy nghĩ rất lệch lạc, ảnh hưởng xấu tới hành vi và thái độ của trẻ nhỏ. Cha mẹ có những hành đồng biểu hiện bạo lực với con em, cha mẹ dạy con bằng cách chửi bới, đánh đập bằng những đòn roi vọt, văng lời thô tục, tình trạng nghiện rượu của người cha hay đánh đập vợ con, mối bất hòa giữa vợ chồng sinh ra sự xung đột kình cãi to tiếng, văng tục, đánh đập xảy ra hằng ngày, làm ảnh đến tâm lý các em nhỏ, những gia đình nào có hành vi bạo lực với con cái của họ thì con cái của họ có xu hướng bạo lực cao hơn những người con sống trong gia đình bình thường.

“Roi vọt không làm nên người”

Trong lý thuyết kiểm soát của Hirschi (1969) cho thấy: “Những trẻ em có mối quan hệ với cha mẹ không chặt chẽ, thiếu quản lý đến đời sống con cái, làm cho các em tham gia vào các hoạt động lỗi lầm trong xã hội ở trong và ngoài nhà trường”.

Như vậy, để giáo dục con em có hiệu quả, Cha mẹ phải quản lý chặt chẽ

các con em của mình, và chấm dứt vấn đề bạo hành trong gia đình, dạy dỗ con em bằng những lời khuyên nhủ, không nên đánh đập, văng tục trước mặt con cái.

Cha mẹ phải là tấm gương cho con cái. Không nên có mối bất đồng giữa vợ chồng trước mặt con cái.

● Nguyên nhân từ phía nhà trường

Có 27 ý kiến (chiếm 13.64%) cho rằng nhà trường cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ra hành vi BLHĐ đây là nguyên nhân xếp vị trí thứ 6 trong số 7 nguyên nhân dẫn tới hành vi BLHĐ ở học sinh tiểu học. Dù xếp ở vị trí thứ 6 nhưng chúng ta cũng thấy còn rất nhiều vấn đề cần phải nói tới về vai trò của yếu tố giáo dục nhà trường.

Hiện nay, do sự giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”. Ở hầu hết các nhà trường chưa tổ chức được chương trình phòng chống bạo lực học đường có thể do nhà trường không có khả năng thực hiện, vì để tổ chức được một chương trình phòng chống bạo lực đúng nghĩa thì cần phải có đủ điều kiện về nhân lực và tài lực.

Nhà trường thiếu can thiệp đến việc học sinh đánh nhau trước cổng trường, vấn đề này cần phải cải thiện nếu không thì nó có thể là yếu tố thúc đẩy việc học sinh đón đường đánh nhau trước cổng trường, mỗi khi tan trường sẽ nhiều hơn. Việc nhà trường không đồng nhất với nhau trong xử lý hành vi sai phạm của các em, làm cho các em cảm thấy mình bị xử lý không được công bằng. Điều này có thể làm cho các em có nhiều bất đồng với thầy cô hơn, nếu vấn đề này không được giải quyết thì nó sẽ làm cho mối quan hệ giữa thầy và trò ngày càng xa cách.

● Nguyên nhân từ phía xã hội

Xã hội chính là yếu tố tác động lớn thứ 2 đến hành vi BLHĐ ở HS tiểu học với 134 ý kiến đồng ý (chiếm 67.68%). Xã hội có nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng tới việc hình thành nên những hành vi BLHĐ ở HS tiểu học.

Các em ảnh hưởng từ phương tiện truyền thông, phim ảnh, internet. Các em tuổi còn nhỏ xem những bộ phim hành động xã hội, băng đảng thanh toán, chém giết lẫn nhau, những bộ phim tội phạm giết người máu lạnh, bắt cóc con tin tống tiền, xem những bộ phim đồi trụy. Tuổi trẻ có xu hướng bắt trước và thử nghiệm việc các em làm theo những hình ảnh, hình tượng đó là hoàn toàn dể hiểu.

Bên cạnh đó, sự gia tăng của Game online những trò chơi điện tử như: Đua xe, bắn súng, võ lâm truyền kỳ….những trò chơi mang tính chất hành động không được lành mạnh. Dẫn đến các em mất thời gian bỏ học hành, những trò chơi bạo lực đó hằng ngày in sâu vào tâm hồn ngây thơ của các em. Sau đó sinh ra các hành vi bạo lực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong Hội thảo lấy ý kiến về vấn nạn bạo lực học đường hiện nay tổ chức ngày 7/3/2012 do sở GD – ĐT Bình Phước tổ chức, Thầy Lê Thắm, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, cho rằng học sinh ngày nay tiếp cận những phương tiện giải trí như game online đã không xa lạ gì những cảnh bạo lực từ trò chơi này, toàn những cảnh đấm đá man rợ mà các em học sinh là người nhập vai. Vì trò chơi trên mạng Internet có tới 75% là trò chơi đánh nhau, giết người. Tôi chứng kiến những khuôn mặt hân hoan, thỏa mãn của các em khi đối diện với những cảnh rùng rợn trong trò chơi. Các game bạo lực này đang dần phá hủy tâm hồn và nhân cách các em, biến các em thành những con người hung hăng, dữ tợn.

Chơi game nhiều không chỉ gây tốn thời gian, tiền bạc mà còn chứa đựng những nguy cơ gây hại đến sức khỏe và tính mạng của người tham gia chơi game.

+ Do sự thay đổi về nhận thức các giá trị đạo đức:

Thời cha mẹ chúng ta anh hùng trong mắt họ là những người yêu đất nước, sẳn sàng cầm súng để bảo vệ tổ quốc. Cùng với sự cọ sát văn hóa chúng ta

đang ngày càng bị các giá trị văn hóa thực dụng của phương Tây xâm chiếm. Đối với thế hệ 9X anh hùng phải giống như phim hành động của Mỹ có siêu năng lực có sức mạnh cơ bắp và sẵn sàng sử dụng bạo lực để chống lại bạo lực. Chính sự thay đổi đó đã dẫn đến quan niệm sai lầm kẻ nào có sức mạnh cơ bắp và vật chất luôn được xếp cao hơn người khác. Và điều đó dẩn đến học sinh ngày càng có xu hướng sử dụng bạo lực, để giải quyết các xung đột trong cuộc sống và trong nhà trường.

+ Ảnh hưởng từ vấn đề bạo lực trong xã hội hiện nay

Giờ đây khái niệm bạo lực chắc không còn xa lạ gì với bất kỳ ai. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển mở ra cho con người những cơ hội phát triển mới nhưng kéo theo đó là những thách thức vô cùng to lớn. Sự giao thoa văn hóa mang cả những nét không đẹp có ảnh hưởng xấu đến giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.

Tình hình tội phạm ma túy càng cao, dạy các em lao vào con đường nghiện ngập, hút chích dẫn đến các em bạo lực học đường. Những em mới lớn lên tiếp xúc với những người bạn hư hỏng là một nguy cơ yếu tố bạo lực học đường càng tăng.

Những em nhi đồng, ngay từ nhỏ đã phải tiếp xúc môi trường xã hội trong một cộng đồng đầy bạo lực, làm cho các em cũng bị ảnh hưởng theo.

Các băng nhóm xã hội đen trong xã hội thường hành động với những tính chất hung hăng, chém giết thanh toán lẫn nhau, từ đó các em đưa bạo lực từ bên ngoài vào học đường.

Đó chính là những yếu tó tác động không nhỏ tới các hành vi BLHĐ của học sinh tiểu học trong thời gian gần đây.

Học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện còn có hiểu biết phiến diện về BLHĐ cũng như các hình thức và mức độ của nó.

Hầu hết HS tiểu học không chấp nhận các hành vi BLHĐ và có ý thức ngăn chặn, không muốn để BLHĐ diễn ra. Tuy nhiên, các em lại tỏ ra sợ hãi, lo lắng khi trở thành nạn nhân của BLHĐ.

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới thực trạng hành vi BLHĐ của HS tiểu học. Trong đó, các nguyên nhân chủ quan thì chiếm ưu thế hơn cả. Sự thiếu ý thức kỷ luật ảnh hưởng nhiều nhất đến tình trạng BLHĐ. Các em luôn muốn thể hiện sức mạnh bản thân mình. Bên cạnh đó, xã hội là nguyên nhân khách quan tác động tới hành vi BLHĐ của trẻ. Sự du nhập văn hóa phương Tây với phim ảnh, trò chơi bạo lực… cũng góp phần đẩy tình trạng BLHĐ lên mức báo động hiện nay.

Một phần của tài liệu Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở hà nội (Trang 54)