Ảnh hưởng từ gia đình

Một phần của tài liệu Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở hà nội (Trang 32 - 33)

Lối giáo dục của gia đình và cách cư xử của các thành viên trong gia đình với nhau cũng góp phần tạo nên những đứa trẻ có tính khí hung hăng và hay bắt nạt người khác. Sống trong một gia đình thiếu sự quan tâm và mối quan hệ ấm áp thân tình, các em luôn phải đè nén cảm xúc nên thường xuyên có cảm giác cô đơn và muốn tìm cách giải tỏa nỗi cô đơn này. Gia đình mà cha mẹ hay chửi mắng, đánh đập con, và thường xuyên gây gổ đánh nhau hoặc gia đình có anh chị em hay bắt nạt nhau cũng là môi trường “hoàn hảo” cho những hành vi hung hăng hay bắt nạt phát triển. Các em lớn lên trong những gia đình này xem bắt nạt như một việc bình thường, và muốn tồn tại thì mình cũng phải biết cách phản kháng hay bắt nạt lại người khác. Những bức bối đè nén từ gia đình thường được các em mang theo “đổ” vào bạn học yếu thế của mình.

Nhiều cha mẹ chỉ lo làm giàu không dành thời gian cho gia đình, không có bữa cơm chung, không có giờ sinh hoạt chung, tư vấn cho con cái như một người thầy, như một người bạn. Chỉ lo chu cấp về tiền bạc thôi thì không thể nào đảm bảo sự trưởng thành về nhân cách cho con em mình. Thầy giáo dù có trách nhiệm thế nào đi nữa thì cũng không đủ thời gian giám sát vài chục em trong cùng một lớp. Cho nên cha mẹ nào có thói quen đặt tất cả trách nhiệm cho nhà trường là một sự sai lầm và khó tránh khỏi những tình huống đáng buồn, khi con mình có những hành vi bạo lực trong nhà trường và có khi cả trong gia đình nữa.

Một phần của tài liệu Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở hà nội (Trang 32 - 33)