Ảnh hưởng từ nhà trường

Một phần của tài liệu Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở hà nội (Trang 33 - 34)

Sự quá tải kiến thức dẫn đến quá tải thời gian học tập, khiến cho giáo viên và học sinh phải dành quá nhiều công sức vào “chạy tải” một dung lượng kiến thức (với nhiều môn, nhiều chuyên đề) vừa rộng, vừa sâu, vừa hàn lâm mà thiếu tính thiết thực. Mức độ quá tải vốn đã được chất chứa nhiều trong sách giáo khoa, lại được giáo viên, cán bộ quản lý nâng cao hơn một bước để “rèn trí thông minh” cho học sinh, nhất là hướng tới mục tiêu “giật giải” trong các kì thi học sinh giỏi từ cấp trường trở lên. Thực tế đó khiến học sinh không còn đủ thời gian để học những môn khác, nên một số môn, một số hoạt động ngoại khoá có nội dung giáo dục đạo đức, lối sống chỉ còn mang tính chiếu lệ (một vài môn sẽ chỉ học khi có thể sắp xếp được thời gian, tuy rằng trong sổ đầu bài vẫn đầy đủ số tiết, số bài theo thời khoá biểu).

Phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống đã bộc lộ nhiều bất cập, lạc hậu, nên hiệu quả, chất lượng giáo dục theo mục tiêu hình thành nếp sống văn minh, lối sống ứng xử có văn hoá cho học sinh không được như mong muốn, nếu không muốn nói là chúng ta đang phải nhận những trái đắng. Một số môn học có ưu thế hoặc có nội dung gắn với giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống chưa được giáo viên quan tâm đúng mức, chưa đầu tư công sức vào bài giảng nên càng làm cho bài giảng nhàm chán, nặng thuyết lý, giáo huấn khiên cưỡng.

Công tác quản lý trong các nhà trường vẫn còn thiên về hành chính và nặng thành tích, chưa đảm bảo giáo dục toàn diện.

Những hoạt động giáo dục ngoại khoá chưa được quan tâm đúng mức, chưa đầu tư thoả đáng những điều kiện cần thiết về thiết bị, kinh phí, chuyên môn.

Một phần của tài liệu Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở hà nội (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w