Một số đặc điểm tâm lý

Một phần của tài liệu Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở hà nội (Trang 35 - 38)

Trong độ tuổi từ 6-11, trẻ trở nên quả quyết hơn. Chúng nghĩ trước về những thứ chúng muốn và thường có kế hoạch để có được những thứ đó. Vì cách giao tiếp của trẻ vẫn còn hấp tấp và bị dẫn dắt bởi những mong muốn của bản thân, nên nó có thể che giấu phần sâu sắc, tình yêu yêu thương và sự khôn ngoan tiềm ẩn trong trẻ.

Trẻ em ở độ tuổi này chuyển từ tình cảm phụ thuộc, chịu đựng sang thậm chí chống đối cha mẹ. Việc này làm cho các bậc phụ huynh rất căng thẳng. Chúng có thể trông rất ngoan ngoãn trong vài ngày và sau đó bỗng nổi loạn. Trẻ

trở nên xấc xược nếu cha mẹ đối xử với chúng theo cách mà chúng cho là trẻ con, thậm chí mặc dù vào những lúc khác chúng vẫn muốn là trẻ con.

Trẻ lứa tuổi đi học hay hỏi han, nghi ngờ và phê bình cha mẹ. Trẻ không còn coi cha mẹ chúng là những người có quyền lực duy nhất nữa. Việc này rất bình thường, và nó có ý nghĩa rằng trẻ đang biết suy nghĩ 1 cách có phê phán. Trẻ có vẻ như muốn giữ khoảng cách, hay thậm chí từ chối những người mà chúng yêu mến nhất.

Ở tuổi này, trẻ bắt đầu học cách thay đổi cách giao tiếp của chúng với những người xung quanh. Trẻ ở tuổi mầm non thường giao tiếp theo kiểu không để ý là chúng ở đâu hay nói với ai. Nhưng trẻ tuổi đi học thích ra ngoài hơn ở nhà, chúng thường thích giao tiếp theo các kiểu nói mà chúng nghe được từ bạn bè hay từ TV.

Trẻ em tuổi này bắt đầu biết suy nghĩ mang tính cá nhân hơn. Dù cho quan hệ của chúng với cha mẹ khả quan đến mức nào cũng không ảnh hưởng đến việc trẻ có thể bắt đầu tách dần cha mẹ vì cuộc sống bên ngoài bắt đầu cạnh tranh với cuộc sống của trẻ ở nhà.

Tính hài hước ở Trẻ lứa tuổi đi học phát triển đa dạng phức tạp hơn. Trẻ thích kể chuyện cười ,chơi chữ và chơi các trò chơi khó hơn. Trẻ có thể hiểu được các trò chơi dành cho trẻ lớn hơn và biết phân tích các nguyên tắc và tiền đề của các trò chơi mà chúng chơi.

Trẻ lứa tuổi đi học thay đổi từng ngày. Trẻ lứa tuổi đi học biết tự định hướng hơn và chú ý đến bạn cùng tuổi hơn là khi trẻ còn học mẫu giáo. Cách cư xử và giao tiếp của trẻ thay đổi qua từng ngày. Sẽ có những lúc bạn nghĩ “Tôi không thể nhận ra đứa trẻ này”, và bạn luôn thốt lên rằng “ôi, cô bé này lớn nhanh và thay đổi nhiều quá!”

Ở trường học, trẻ có nhu cầu cao được tiếp xúc, bắt chước, noi theo những hành vi của thầy cô giáo vì với các em, thầy cô chính là người có uy tín,

quyền lực, người đáng ngưỡng mộ, thần tượng. Những cử chỉ thân thiện, khen ngợi, đánh giá cao của thầy cô giáo khiến cho các em vô cùng sung sướng và tự hào.

Với bạn bè cùng lứa tuổi, trẻ quan hệ bình đẳng, hồn nhiên, chân thành. Các em không câu nệ phân biệt giàu nghèo, học giỏi hay yếu kém. Nội dung và hình thức giao tiếp chưa phong phú, tập trung chủ yếu trong các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt Sao, sinh hoạt Đội.

Trong gia đình, khi trẻ bước vào tiểu học là các em đã có một sự thay đổi vị thế mới, kèm theo đó là những trách nhiệm và quyền hạn mới. Trẻ thường để ý tới quyền lợi của việc đi học hơn là những nhiệm vụ mà bản thân cần thực hiện. Nếu như những đòi hỏi của trẻ được đáp ứng thường xuyên, quá mức sẽ rất dễ hình thành ở trẻ những thói quen xấu như ích kỷ, thất thường, không quan tâm tới người khác, có động cơ học tập không chính xác.

Nét tính cách của trẻ em lứa tuổi tiểu học đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn...Sau 5 năm học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ.

Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những

đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn

nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng;

Nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực,

tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển;

Và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc

học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình.

Hiểu được những điều này mà cha mẹ hay thầy cô giáo tuyệt đối không được "chụp mũ" nhân cách của trẻ, trái lại phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng mang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình mẫu nhân cách tốt đẹp mà không đâu xa, chính cha mẹ và thầy cô là những hình mẫu nhân cách ấy.

Một phần của tài liệu Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở hà nội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w