KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở hà nội (Trang 61 - 64)

1. Kết Luận

Hành vi bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược bất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương

về tinh thần và thể xác diễn ra trong trường học. BLHĐ mang trong nó nhiều

hình thức khác nhau, gồm có bạo lực giữa học sinh với học sinh, bạo lực học sinh nhằm vào chính giáo viên của mình, có thể bằng lời nói hoặc bằng hành động cụ thể.

Học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những hiểu biết nhất định về khái niệm BLHĐ. Tuy nhiên, những hiểu biết đó của các em còn phiến diện và chưa đầy đủ.

Các nguyên nhân chủ quan và khách quan đều có những tác động lớn tới hành vi BLHĐ của học sinh tiểu học.

Đề tài nghiên cứu đã khẳng định được giả thuyết đã đưa ra và thực hiện các các nhiệm vụ của đề tài là xây dựng cơ sỏ lý luận đồng thời khảo sát thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi BLHĐ của HS tiểu học ở Hà Nội.

2. Kiến nghị

Từ thực trạng hành vi BLHĐ của HS tiểu học ở Hà Nội, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Đối với nhà trường:

+ Cần quan tâm, cân bằng giữa nội dung giáo dục tri thức và đạo đức cho học sinh. Ở cấp tiểu học trong quá trình dạy cần đưa vào những mẫu chuyện hiếu thảo, những tấm gương của những bậc tiền nhân, bên cạnh đó thầy cô cần là tấm gương để các em nhìn vào đó học tập và noi theo.

+ Nhà trường cần phải can thiệp và giải quyết tất cả những trận bạo lực của các em xảy ra trong và trước cổng trường, cũng như dạy cho các em biết làm như thế nào khi mình bị bạo lực.

Nhà trường cần tăng cường tổ chức các buổi thảo luận, sinh hoạt câu lạc bộ với các chủ đề bạo lực học đường, các câu lạc bộ rèn kỹ năng sống, mở phòng tư vấn học đường giúp các em có địa chỉ đáng tin cậy để chia sẻ và tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh trong học tập và cuộc sống hàng ngày để làm giảm bớt nạn BLHĐ ở HS tiểu học.

+ Cần phải thắt chặt mối qua hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hôi, tạo nên một thế kiềng ba chân vững chắc. Đây chính là ba môi trường gắn bó mật thiết vói mỗi cá nhân trong thời gian cắp sách tới trường. Mối quan hệ giữa ba môi trường giáo dục này sẽ đem lại những biện pháp giáo dục thống nhất và triệt để, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi BLHĐ, tránh được các hậu quả đáng tiếc về sau.

Cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm, gần gũi, trò chuyện với con. Sẵn sàng là người bạn, chia sẻ mọi buồn vui với con trong cuộc sống hàng ngày. Cha mẹ phải là tấm gương cho con cái, tránh xảy ra bất đồng giữa vợ chồng trước mặt con cái. Trước mắt con cái, cha mẹ cần là người sống đúng mực và có trách nhiệm với gia đình.

- Đối với xã hội:

+ Nâng cao nhận thức cho phụ huynh biết rằng cần phải giáo dục con các kỹ năng sống độc lập, tăng cường giáo dục kỹ năng sống như kỹ năng tự vệ, kỹ năng ứng xử….

+ Các tổ chức xã hội cũng nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa đa dạng với nội dung giáo dục nhằm làm giảm thiểu các hiện tượng BLHĐ như cuộc thi vẽ tranh về để tài chống BLHĐ, những buổi sinh hoạt của các câu lạc bộ về các kỹ năng ứng phó với BLHĐ..v..v Tổ chức nhiều sân chơi bổ ích để tạo sự gần gữi yêu thương con người. Tránh được sự thờ ơ vô cảm của mọi người trước những hành động bạo lực.

- Đối với bản thân học sinh:

Bản thân người học sinh cần nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trường lớp đưa ra. Trước mỗi hành vi BLHĐ, các em cần phải có sự thông báo kịp thời tới thầy cô, cha mẹ và những người có thẩm quyền xử lý, tránh trương hợp tự mình giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực.

Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, vui cới lành mạnh, tránh xa sự lôi kéo của bạn bè, các tác nhân xấu trong xã hội.

Một phần của tài liệu Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở hà nội (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w