Ảnh hưởng từ xã hộ

Một phần của tài liệu Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở hà nội (Trang 30 - 32)

Sự hội nhập văn hóa mang lại cả những cơ hội và thách thức cho mỗi quốc gia và những người dân sống tại quốc gia đó. Giao thoa văn hóa đôi khi còn mang lại cả những luồng gió độc làm tổn hại đến nền văn hóa truyền thống của xã hội nói chung và nhà trường nói riêng.

Những cảnh bạo lực trong phim ảnh nước ngoài, nhất là trong những trò chơi bạo lực, kích dục trên mạng đã vô hình chung chuyển tải đến học trò và

kích thích thần kinh những người trẻ tuổi theo khuynh hướng hành động phi văn hoá, trái với giáo dục. Khi học sinh xem những phim, sách báo, mạng có nội dung “bạo lực” chính là họ đang chịu ảnh hưởng sự truyền bá về những giá trị văn hoá ứng xử thiếu tính nhân văn, nhân bản. Những trò chơi chém giết, bắn phá trên mạng, những bài hát được minh hoạ bằng cảnh bạo lực (do ghen tuông) đã gián tiếp cổ vũ cho phong cách ứng xử giữa con người với con người theo kiểu “lấy oán báo thù”, lấy gươm súng đáp trả lại gươm súng, đem võ nghệ đấu lại võ nghệ, lấy mắng nhiếc, sỉ nhục cho hả lòng hả dạ. Những hành vi như vậy chính là sự pha tạp văn hoá hành xử kiểu côn đồ băng đảng vốn đang ngày càng gia tăng, bất chấp luật pháp.

Hàng ngày, trong hành trình từ nhà đến trường hoặc dã ngoại, học sinh đã chứng kiến không ít cảnh tượng phi văn hoá diễn ra ngay trước mắt; chẳng hạn như: cảnh va quệt khi tham gia giao thông dẫn đến chửi rủa, hành hung; cảnh “không thuận mua vừa bán” dẫn đến xung đột náo loạn; cảnh người lương thiện vì phát giác kẻ trộm cắp mà bị chúng ra tay “báo oán” gây thương tích. Có khi xem trên mạng, hoặc nghe cha mẹ, anh chị kể lại không ít thông tin về cảnh tượng côn đồ đây đó; chẳng hạn: nhà nọ cháu giết bà lấy tiền chơi game, hoặc con đánh mẹ đến mức gây thương tích; nơi kia vợ chém chồng, làng ấy anh giết em, địa phương kia hai nhà hàng xóm gài bẫy nhau, sân vận động kia cầu thủ vào hùa cùng cổ động viên hành hung trọng tài, thậm chí trường nọ phụ huynh xông vào tận lớp học xỉ vả, hành hung giáo viên... Những cảnh tượng như vậy đã tự nhiên đi vào tâm trí học sinh, nhen nhóm trong lòng những trẻ em (vẻ mặt còn ngây thơ, hồn nhiên, mặc trên mình bộ đồng phục rất đẹp, xếp loại đạo đức vào loại khá, tốt) một khuynh hướng bạo lực. Trong thế giới nội tâm của họ dường như không còn chỗ cho những lời răn dạy sâu sắc mà cha ông gửi vào trong nhiều câu ca dao cổ (“công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”, “thương người như thể thương thân”; “người trong một nước phải thương nhau cùng”). Như vậy, trong

cuộc sống đương đại, cho dù đã và đang có nhiều làng xã, khu phố được công nhận danh hiệu “văn hoá”, nhưng có một thực tế đau xót trong ứng xử người với người lại hết sức phi văn hoá, trái với cương thường đạo lý, vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật - đó chính là những hành vi tiềm ẩn nguy cơ lấy bạo lực làm thượng tôn trong xử lý các mối quan hệ xã hội.

Một phần của tài liệu Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở hà nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w