THỰC TRẠNG HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở hà nội (Trang 39 - 43)

HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Nhận thức của học sinh tiểu học về BLHĐ

Để có được sự đánh giá khách quan về tình trạng bạo lực học đường ở cấp

tiểu học hiện nay, chúng tôi đã đưa ra 3 câu hỏi trong phần A của phiếu trưng

cầu ý kiến (xem phụ lục) để điều tra 93 học sinh nam và 105 học sinh nữ, kết quả thu được như sau:

Với câu hỏi đặt ra: “Theo các em, bạo lực học đường là gì?” thu được kết quả như sau:

Bảng 1: Hiểu biết của học sinh tiểu học về bạo lực học đường

SL % SL % SL %

1 Là đánh nhau 57 61.3 61 58.1 11

8

59.6

2 Là đe dọa, gây gổ, đánh nhau 21 22.6 26 24.8 47 23.7

3 Là những hành vi gây tổn hại

về thể chất và tinh thần cho nạn nhân

15 16.1 18 17.1 33 16.7

Nhận xét: Qua bảng 1, chúng ta thấy:

Phần lớn học sinh tiểu học cho rằng bạo lực học đường chỉ đơn thuần là các hiện tượng đánh nhau xảy ra trong trường học, với 118/198 ý kiến (chiếm 59.6%). Đồng thời có 47/198 ý kiến cho rằng bạo lực học đường là những hành vi đe dọa, gây gổ đối với bạn bè (chiếm 23.7%). Kết quả này cho thấy, những hiểu biết của các em về bạo lực học đường còn rất phiến diện và chưa đầy đủ. Số lượng học sinh có được sự hiểu biết đầy đủ về bạo lực học đường còn hạn chế, chỉ có 33/198 ý kiến chiếm 16.7%. Các học sinh này đã đưa ra được ý kiến cho rằng bạo lực học đường bao gồm tất cả những hành vi gây tổn hại về mặt thể chất và tinh thần cho nạn nhân bị bạo hành. Tỉ lệ học sinh cả nam và nữ có cái nhìn đầy đủ tình trạng BLHĐ ở cấp tiểu học còn khá hạn chế (nam chiếm 16.1% và nữ chiếm 17.1%). Như vậy, qua bảng 1, chúng ta thấy sự hiểu biết của HS

tiểu học về khái niệm bạo lực học đường còn rất hạn chế và chưa đầy đủ ở chỗ

các em chỉ hiểu rằng BLHĐ đơn thuần chỉ là bạo lực thể chất. Kết quả trên được biểu thị ở biểu đồ 1:

Ghi chú:1. Đánh nhau

2. Đe dọa, gây gổ, đánh nhau

3. Gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho nạn nhân

Qua biểu đồ 1, chúng ta thấy được sự chênh lệch và khác nhau về suy nghĩ giữa học sinh nam và học sinh nữ về khái niệm BLHĐ. Ở nhóm thứ nhất, nam có 57/93 ý kiến đưa ra chiếm 61.3% và nữ có 61/105 ý kiến chiếm 58.1%. Ở nhóm thứ hai, nam có 21/93 ý kiến đưa ra, chiếm 22.6% và nữ có 26/105 ý kiến đưa ra chiếm 24.8%. Ở nhóm thứ ba, nam có 15/93 ý kiến đồng tình, chiếm 16.1% và nữ có 18/105 ý kiến đồng tình chiếm 17.1%. Từ số liệu trên cho thấy, ở nhóm thứ nhất cho rằng BLHĐ đơn giản chỉ là hành vi đánh nhau giữa học sinh với học sinh hay nhóm học sinh khác thì tỉ lệ số học sinh nam có quan niệm như vậy cao hơn tỉ lệ học sinh nữ là 3.2%. Còn ở nhóm thứ hai cho rằng BLHĐ còn bao gồm cả những hành vi đe dọa hay gây gổ đánh nhau thì tỉ lệ học sinh nữ cùng đưa ra quan niệm như vậy lại cao hơn so với tỉ lệ học sinh nam là 2.2%. Và nhóm thứ ba, tỉ lệ học sinh nữ có quan niệm như vậy cao hơn so với tỉ lệ học sinh nam là 1%. Như vậy, chỉ có 16.7% các em học sinh có cái nhìn khá đầy đủ về khái niệm bạo lực học đường. Số học sinh nam hiểu đầy đủ về khái niệm

BLHĐ ít hơn số học sinh nữ. Nguyên nhân vì sao lại có thực trạng này? Kết hợp phỏng vấn học sinh, chúng tôi thấy do các em chưa có nhiều cơ hội được tiếp xúc một cách cụ thể về vấn đề BLHĐ qua các buổi trao đổi, sinh hoạt câu lạc bộ với chủ đề bạo lực học đường. Những suy nghĩ của các em về vấn đề bạo lực học đường mới chỉ dừng lại ở những gì các em được chứng kiến, được biết qua sách báo, ti vi, các phương tiện truyền thông đề cập tới những vụ đánh nhau giữa các cá nhân hoặc nhóm học sinh mà thôi.

Trong phần đánh giá chung này, chúng tôi cũng đưa ra một câu hỏi khác

để dánh giá về tình trạng bạo lực học đường ở cấp tiểu học đó là: “Trong thời

gian gần đây em đã chứng kiến, hoặc là nạn nhân của một hay một số hiện tượng nào dưới đây” kết quả thu được như sau:

(Chú thích: TĐ: Tổng điểm, ĐTB: Điểm trung bình, TB: Thứ bậc)

Nhận xét: Qua bảng 2, chúng ta thấy:

Hầu hết số học sinh tiểu học được khảo sát đều chưa từng tận mắt chứng kiến hoặc là nạn nhân của các hiện tượng BLHĐ. Con số trung bình cụ thể chúng

tôi tìm hiểu được là ở học sinh nam là 1.13 và ở học sinh nữ là 1.1. Như vậy,

STT Hiện tượng Hiện tượng Mức độ Nam Nữ ĐTB TB TĐ ĐTB TB 1. Đánh đập, tát, đấm đá, xô ngã, giựt

tóc, xé rách quần áo, cào, cắn, vẩy mực vào quần áo

137 1.47 1 135 1.29 1

Một phần của tài liệu Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở hà nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w