Hành vi bạo lực học đường

Một phần của tài liệu Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở hà nội (Trang 25 - 30)

1.2.2.1 Khái niệm hành vi

Các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã cùng quan tâm và xem xét khái niệm hành vi dưới nhiều góc độ khác nhau.

- Quan điểm sinh học: xem xét hành vi với tư cách là cách sống và hoạt động của cơ thể trong môi trường nhất định dựa trên sự cần thiết thích nghi tối thiểu của cơ thể đối với môi trường. Hạn chế của quan điểm này là đã bó hẹp hành vi của con người trong những hoạt động nhằm thích nghi với môi trường xung quanh để đảm bảo cho sự tồn tại của con người trong môi trường đó.

- Chủ nghĩa hành vi lại quan niệm hành vi một cách hết sức đơn giản là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trả lòi các kích thích tác động vào cơ thể. Chủ nghĩa hành vi cho rằng hành vi của con người không chỉ phản ứng với các kích thích sinh học mà nó còn phản ứng với tất cả những phản ứng khác nữa. Con người không chỉ thích ứng với môi trường tự nhiên mà còn thích ứng với môi trường xã hội. Những nhà hành vi học còn cho rằng con người có sự lựa chọn các kích thích để đưa ra phản ứng phù hợp, có lợi cho bản thân mình.

Chúng ta thấy rằng nếu xét ở một khía cạnh nhất định thì quan điểm hành vi của các nhà sinh học và chủ nghĩa hành vi có sự tương đồng với nhau. Họ đều cho rằng hành vi là tất cả những phản ứng hay cách thức mà con người đáp trả lại các kích thích nhằm thích ứng với môi trường. Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa quan điểm của các nhà hành vi và các nhà sinh học đó là: Chủ nghĩa hành vi cho rằng con người có sự lựa chọn các kích thích và chỉ trả lời những kích thích có lợi cho sự phát triển của cá nhân mình. Bên cạnh đó thì Hành vi của con người không chỉ nhằm thích ứng với môi trường tự nhiên mà còn nhằm thích ứng với môi trường xã hội.

- Tâm lý học Mác xít cho rằng: hành vi của con người là hành vi mục đích. Đó là quá trình con người xã hội tích cực tác động lên các đối tượng bên ngoài, lên người người khác và bản thân mình. Phát triển hành vi là phát triển

nền văn hóa, “con đường của sự phát triển hành vi được xác định là con đường văn hóa”. Với quan điểm này, hành vi có mục đích không chỉ giúp con người tồn tại mà còn giúp con người phát triển.

Mỗi trường phái đã đứng trên những lập trường khác nhau để xem xét khái niệm hành vi.

● Chuẩn mực hành vi

Chuẩn mực hành vi được xem xét trong một môi trường, cộng đồng người nhất định. Có 3 loại chuẩn mực hành vi: Chuẩn mực xét về mặt thống kê, chuẩn mực hướng dẫn và chuản mực chức năng. Cụ thể:

- Chuẩn mực xét về mặt thống kê: Trên cơ sở tiếp thu nững quy địn chung, thành văn hoặc không thành văn của cộng đồng, đại đa số các thành viên trong cộng đồng có hành vi tương tự nhau trong một hoàn cảnh nhất định nào đó thì hành vi ấy được xem như là hợp chuẩn. Những hành vi mang tích chất đối nghịch lại thì bị xem là lệch chuẩn.

- Chuẩn mực hướng dẫn hay quy ước do cộng đồng xã hội đề ra: Dựa trên cơ sở những yêu cầu chung của cộng đồng với từng thành viên để đưa ra loiaj chuẩn mực này. Những hành vi trái với quy ước hướng dẫn thì bị coi là không bình thường.

- Chuẩn mực chức năng: Loại chuẩn mực này được xác định ở mỗi cá nhân.Mỗi hàn động của cá nhân trước hết đều có mục đích. Bởi vậy, mỗi hành vi của cá nhân được xem là hợp chuẩn khi hàn vi đó phù hợp với mục đích của cá nhân đó đề ra, những hành vi không phù hợp với mục đích đề ra bị xem là lệch chuẩn (với chuẩn của cá nhân).

Tuy nhiên hành vi của các nhân có bị xem là lệch chuẩn hay không lại chủ yếu do môi trường xã hội quyết định chứ không phải do cá nhân tự phán xét. Như vậy chuẩn mực xã hội quy định hành vi cá nhân thông qua những mục tiêu

cơ bản, những giới hạn, điều kiện hình thức ứng xử chủ yếu trong những lĩnh vực quan trọng của đời sống con người.

Tóm lại, hành vi của con người là biểu hiện bên ngoài của hoạt động, được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong nhân cách của chủ thể, hành vi của con người bao giờ cũng có mục đích.

Một hành vi được xem là hợp chuẩn khi nó phù hợp với các chuẩn mực, yêu cầu của tập thể, xã hội. Và ngược lại những hành vi bị xem là lệch chuẩn khi nó không đáp ứng được những yêu cầu của xã hội. Việc xem xét hành vi có phù hợp hay không do xã hội quy định.

1.2.2.2 Khái niệm hành vi bạo lực học đường

Ở Mỹ, bạo lực học đường được quan niệm là: một tập hợp con của bạo lực thanh niên – một vấn đề công cộng rộng lớn hơn. Bạo lực thanh niên liên quan đến hành vi có hại có thể bắt đầu sớm và tiếp tục vào giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Nó bao gồm các hành vi bắt nạt, tát, đấm, đá, sử dụng vũ khí và cả hãm hiếp.

Từ quan niệm bạo lực học đường như trên, ta có thể hiểu về hành vi bạo lực học đường như sau:

Hành vi bạo lực học đường là những hành vi như kết băng nhóm hăm he bạn bè, ăn hiếp người nhỏ hoặc yếu thế, có thể là hành vi trấn lột đồ - tiền của bạn khác hoặc thậm chí có thể do ghét nhau lâu ngày nên dẫn đến xô xát đánh nhau hoặc đánh nhau có sử dụng hung khí. Bạo lực học đường ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và xã hội của nạn nhân.

Hay hiểu một cách khác thì bạo lực học đường là hệ thống sâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác, thường xảy ra giữa trò với trò, thày với trò hoặc trò với thầy, để lại những thương tích trên cơ

thể hoặc gây tổn thương về tư tưởng, tình cảm, tâm lý cho nạn nhân của nạn bạo lực hoc đường.

+ Xét từ góc độ văn hoá: bạo lực học đường là một hiện tượng phản văn hoá, thể hiện lối ứng xử theo kiểu luật rừng, coi thường luật pháp, bỏ qua nội quy trường học, đi ngược lại và làm hoen ố những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp trong xã hội, trong nhà trường.

+ Xét từ góc độ giáo dục: bạo lực học đường là sự phản ánh kết quả giáo dục không được như mong muốn, là thước đo gián tiếp cho thấy hiệu quả và chất lượng ngược chiều với mục tiêu giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống theo chuẩn mực văn hoá.

Trong phạm vi dề tài này, chúng tôi thống nhất với quan điểm: Hành vi

bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược bất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong trường học.

1.2.2.3 Các hình thức và biểu hiện của hành vi bạo lực học đường

Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng trong những năm gần đây. Bạo lực học đường mang trong nó nhiều hình thức khác nhau, gồm có bạo lực giữa học sinh với học sinh, bạo lực học sinh nhằm vào chính giáo viên của mình. Những nơi mà vũ khí được bày bán công khai, it có sự quả lý chặt chẽ của nhà nước thường xảy hiện tượng này và hậu quả của nó là rát khó có thể kiểm soát được.

Bạo lực học đường bao gồm nhiều dạng có thể bằng lời nói hoặc bằng hành động. Con trai thường có xu hướng sử dụng hành động để đe doạ, bất chấp nạn nhân đó là nam hay nữ. Con gái thường tấn công bằng lời nói, mục tiêu thường là các bạn gái khác. Nó diễn ra mọi lúc, mọi nơi trên khắp thế giới, và ở tất cả những cấp lớp khác nhau. Bạo lực có hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp.

Một hay một nhóm học sinh có hành vi bắt nạt một hay một nhóm học sinh khác một cách trực tiếp thí dụ như trêu chọc, mắng nhiếc, đe dọa, đánh đập, và lấy cắp đồ dùng cá nhân; hoặc gián tiếp bằng cách tung tin đồn để nói xấu, tẩy chay hoặc cô lập em này. Gần đây, hiện tượng bắt nạt bạn bè thường thông qua các phòng nói chuyện trực tuyến trên mạng (chat) hoặc đe doạ qua thư điện tử (e-mail).

Bạo lực học đường không chỉ là sự quậy phá mang tính trò chơi mà kèm theo đó là cả sự tổn hại về thể chất, thậm chí là cả mạng sống của các nạn nhân. Sự đa dạng các hình thức bạo lực học đường hiện nay đã đến mức báo động.

Hiện tượng học sinh nghịch ngơm, bày trò quậy phá, bắt nạt bạn bè diễn ra ở hầu hết các trường học chứ không ngoại trừ quốc gia, tỉnh thành nào cả. Thậm chí có những học sinh còn “sáng tạo” ra những “trò chơi” quái ác gây lo sợ cho bạn bè trong trường cũng như thầy cô và các bậc phụ huynh.

Một hiện tượng bạo lực khá phổ biến của học sinh đó là nạn bảo kê, trấn lột bạn học.

Giờ đây, những xích mích, hiểu nhầm, ganh đua của tuổi học trò dễ dàng trở thành những cuộc hỗn chiến. Các em sẵn sàng “xông pha” vào những cuộc ẩu đả với chính bạn học của mình. Không những thế, các em còn lôi kéo nhau, thành lập bè phái, băng nhóm để trấn át lẫn nhau…

Một phần của tài liệu Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở hà nội (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w