Vùng cao phía tây

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 75)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.2. Vùng cao phía tây

Vùng cao phía Tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần và một số xã thuô ̣c huyê ̣n Bắc Quang , Quang Bình và huyê ̣n Vi ̣ Xuyên trên dãy Tây Côn Lĩnh , thường được gọi là vòm nâng sông Chảy. Trong vùng này, có rất nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đã và đang được khai thác như ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì được công nhận là di tích Quốc gia vào ngày 16/9/2013 được coi là một trong những loại hình canh tác độc đáo và kỳ vĩ nhất của con người tác động vào giới tự nhiên thông qua bàn tay cần cù và kỹ thuật khai khẩn đất đai được tích lũy qua hàng ngàn năm trong môi trường sống đầy khắc nghiệt của vùng núi cao. Khởi nguồn Xín Mần là Rừng nguyên sinh Đèo gió, quần thể Di tích quốc gia Bãi đá cổ Nắm Dẩn có tới 8 di tích chạm khắc cổ và 2 di tích Cự thạch cổ và nhiều tảng đá có hiện tượng lạ trong diện tích tổng thể 14,8ha. Bên cạnh đó, di tích lịch sử Nàn Ma nơi 11 chiến sỹ Văn công Trung đoàn 148 hy sinh, và suối khoáng Quảng Nguyên, là nguồn nước khoáng nóng tự nhiên có nhiết độ tự nhiên gần 700c.

Với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng, hàng năm có rất nhiều đoàn du khách quốc tế đến tham quan thưởng ngoạn, đặc biệt những vị khách đến ở những quốc gia từ Châu Âu, đến Châu Mĩ. Lượng khách du lịch tăng hàng năm.

Về cơ sở lưu trú, theo thống kê của trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Hà Giang toàn vùng có 12 cơ sở lưu trú thuộc sở hữu tư nhân và 14 làng văn hóa du lịch cộng đồng trong đó có 5 làng đang xây dựng hoàn thành, trong đó có 1 resort đạt tiêu chuẩn 2 sao, 01 khách sạn 1 sao và 9 nhà nghỉ. Số lượng các cơ sở lưu trú

66

còn quá ít, chưa đáp ứng nhu cầu của khách, chưa kể đến chất lượng khách sạn còn còn nhỏ, cơ sở vật chất nghèo nàn, xuống cấp.

Về công ty lữ hành, hiện tại chỉ chưa có một văn phòng du lịch, hay công ty lữ tại khu vực này.

Thu nhập du lịch chủ yếu từ dịch vụ cơ bản là lưu trú và ăn uống của du khách, nhưng không nhiều, vì theo quan sát thì thời gian lưu trú của khách thường chỉ 01 đêm, rất ít khi lưu trú 02 đêm. Bên cạnh đó, hầu như các dịch vụ bổ sung là rất ít và không có, để có thể kéo dài thời gian lưu trú của khách tăng thêm doanh thu, du khách chủ yếu đi với mục đích tham quan thuần túy, nên thời gian lưu trú ngắn. Trong thời gian tới khi ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì được công nhận là di tích Quốc gia vào ngày 16/9/2013 sẽ tạo nên sức hút đối với du khách và tạo điểm nhấn về du lịch của vùng năm 2013, và những năm tiếp theo.

Như vậy, qua việc quan sát nghiên cứu có thể kết luận vùng cao phía Tây Hà Giang đang nằm ở giai đoạn thâm nhập trong chu kỳ sống của điểm đến và sẽ phát triển ở những giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 75)