Các giải pháp trọng tâm cho một số điểm dulịc hở các thời kỳ khác nhau

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 116)

6. Cấu trúc của đề tài

3.5.Các giải pháp trọng tâm cho một số điểm dulịc hở các thời kỳ khác nhau

của một giai đoạn trong chu kỳ sống của điểm đến

Như đã phân tích ở chương 2 trong một giai đoạn của chu kỳ sống của điểm đến cũng có những thời kỳ khác nhau, mỗi thời kỳ cũng cần có những giải pháp trọng tâm khác nhau để phát triển du lịch theo hướng trọng tâm, trọng điểm, chú trọng tới chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh, và có thương hiệu. Để có thể thực hiện những mục tiêu trên cần có những giải pháp trọng tâm như sau:

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các giải pháp trọng tâm phù hợp cho từng thời kỳ trong

giai đoạn phát triển thâm nhập của điểm đến

Các giải pháp

Thời kỳ đầu của giai đoạn thâm

nhập (Bản Thiên Hƣơng, Nậm Đăm)

Thời kỳ giữa của giai đoạn thâm

nhập (Bản Tha, Hạ Thành)

Thời kỳ cuối của giai đoạn thâm

nhập (Thị trấn Đồng

Văn) Thể chế và quản lý -Xây dựng chiến lược phát triển du lịch

Qui hoạch và đầu tƣ du lịch

-Cần thực hiện đầy đủ các bước qui hoạch bền vững -Cần đầu tư trọng tâm, trọng điểm và có hiệu quả

Phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

-Đầu tư mở rộng, nâng cấp đường xá, giao thông, điện, trường, y tế. -Xây dựng các cơ sở lưu trú homestaybảo đảm các yêu cầu: an - Nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú đáp ứng đa dạng nhu cầu du khách.

-Đầu tư nâng cấp các tuyến đường du lịch liên kết với

-Đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú 2 sao trở lên, các nhà hàng sang trọng, khu vui chơi giải trí đa năng..

- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ,

107 toàn, sạch sẽ, thuận tiện và thân thiện.

các điểm đến khác đảm bảo hệ thống cơ sở lưu trú đủ tiện nghi

Phát triển sản phẩm du lịch

- Xây dựng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch - Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù - Tập trung đầu tư phát triển du lịch cộng đồng

- Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

Nguồn: Tác giả 3.6. Các kiến nghị

3.6.1. Đối với chính phủ và các cơ quan trung ương

- Kiến nghị Chính Phủ, Bộ kế hoạch và Đầu tư đưa một số dự án phát triển du lịch CVĐCTC Cao Nguyên đá Đồng Văn nói riêng và Hà Giang nói chung vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước.

- Kiến nghị Bộ VHTT&DL, tổng cục du lịch

Xác định vị trí quan trọng của du lịch Hà Giang trong chiến lược phát triển du lịch vùng Đông Bắc Việt Nam và cả nước, từ đó có kế hoạch hỗ trợ về vốn và các chính sách ưu tiên thuận lợi, đặc biệt là công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho Hà Giang.

Ban hàng các tiêu chuẩn và quy tắc của điểm du lịch, khu và vùng du lịch, từ đó xây dựng chiến lược phát triển quốc gia.

3.6.2. Đối với UBND tỉnh Hà Giang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Triển khai thực hiện việc thẩm định, xây dựng và thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Giang, quy hoạch chi tiết các khu du lịch, điểm du lịch và các di tích lịch sử- văn hóa, đặc biệt là các di tích được xếp hạng

- Tăng cường công tác hướng dẫn thi hành, thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Chỉ đạo các cấp chính quyền phối hợp với các ngành chức năng bảo vệ tốt tài nguyên du lịch và phát triển du lịch bền vững

- Cần có những chính sách khuyến khích xã hội hóa du lịch, tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch. Nguồn thu nhập từ

108

hoạt động địa phương sẽ đảm bảo đời sống người dân và có tác dụng tích cực đến việc bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên du lịch.

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân đối với việc phát triển du lịch.

- Thành lập các hiệp hội về du lịch như hiệp hội khách sạn, hiệp hội lữ hành, hiệp hội vận chuyển… để có những đơn vị tham gia có những ràng buộc, tuân theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hiện của hiệp hội, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, bền vững và các cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát.

3.6.3. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản hoàn thiện cơ chế quản lý, các chính sách khuyến khích phát triển du lịch, đặc biệt đối với các khu, điểm du lịch nằm trong Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh. Đặc biệt xây dựng và thực hiện Quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn.

- Nâng cao hiệu quả, vai trò, trách nhiệm của trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Hà Giang trong việc xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Hà Giang không chỉ trong nước mà còn ngoài nước.

3.6.4. Đối với người dân Hà Giang

- Nâng cao truyền thống mến khách của dân tộc, tôn trọng khách, lịch sự văn minh trong giao tiếp phục vụ khách.

- Giữ gìn, khôi phục và phát triển nghề truyền thống địa phương để khách du lịch được tìm hiểu và mua sắm làm đồ lưu niệm do người dân làm ra.

- Bảo tồn và giữ gìn các phong tục, tập quán, các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của Hà Giang qua việc tổ chức các lễ hội, các nghi lễ trong giao tiếp, trong các món ăn truyền thống và sinh hoạt hàng ngày.

- Triển khai hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái, di tích lịch sử- văn hóa thông qua các đoàn thể.

109

Tiu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận của chương 1 và kết quả đánh giá giai đoạn phát triển du lịch trong chu kỳ sống của điểm đến của chương 2. Chương 3 thực hiện được những nội dung sau:

1.Nêu các căn cứ có tính thuyết phục để phát triển các điều kiện du lịch ở Hà Giang trong đó có căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, căn cứ điều kiện cung – cầu, căn cứ vào chiến lược phát triển theo lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến

2. Đưa ra các nhóm giải pháp phù hợp với giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của điểm đến đó là:

- Nhóm giải pháp quy hoach, đầu tư cần thiết lập các bộ tiêu chí cho đối tác đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi đơn giản hóa thủ tục đầu tư, hỗ trợ khuyến khích xã hội hóa đầu tư,

- Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch, đa dạng hóa sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù tạo nên sự độc đáo khác biệt và thương hiệu riêng cho Hà Giang, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chủ yếu tập trung xây dựng, nâng cấp phát triển đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng dịch vụ cho du lịch Hà Giang

- Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Ngoài ra, cần thực hiện các nhóm giải pháp khác là:

- Nhóm giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch đưa Hà Giang trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

- Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có tính then chốt đối với sự phát triển của nhành du lịch Hà Giang.

110

3.Để thực hiện tốt các giải pháp trong chương này, tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị với các chủ thể liên quan tới phát triển Du lịch ở Hà Giang trong thời gian tới

111 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Đề tài:“Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch” là công trình nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết chu kỳ sống điểm đến du lịch trên địa bàn Hà Giang. Có thể coi đây là một trong những tài liệu tham khảo cung cấp những nội dung lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch, đó là nghiên cứu các giai đoạn phát triển của chu kỳ sống của điểm đến du lịch, đặc điểm và các nhân tố nhận biết giai đoạn trong chu kỳ, đồng thời phát hiện các vấn đề đặt ra của của mỗi giai đoạn từ đó đưa ra các chiến lược tương ứng. Qua nghiên cứu áp dụng lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch xác định giai đoạn phát triển du lịch của Hà Giang có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Điều kiện tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Hà Giang khá phong phú, hấp dẫn du khách nhưng chưa được khai thác đúng mức nên kết quả du lịch còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh

2. Dựa vào đặc điểm của giai đoạn theo lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến và phân tích các nhân tố nhận biết sự dịch chuyển xác định điểm đến đang nằm ở giai đoạn thâm nhập. Để du lịch Hà Giang phát triển hơn nữa và đạt đến giai đoạn phát triển thì cần phải có một chiến lược và giải pháp thích hợp để Hà Giang sớm đạt đến giai đoạn phát triển và phát triển bền vững.

3. Cũng dựa trên những nhân tố nhận biết sự dịch chuyển nghiên cứu cũng xác định giai đoạn của các vùng du lịch Hà Giang: vùng cao phía bắc, vùng cao phía tây và vùng núi thấp. Kết quả là, các vùng đều nằm ở giai đoạn thâm nhập, tuy sự phát triển du lịch của các vùng có chút khác nhau và nằm ở các đoạn khác nhau của giai đoạn thâm nhập nhưng không đáng kể. Đồng thời, cũng qua phân tích xác định các thời kỳ khác nhau của một số điểm du lịch

4. Nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế phát triển du lịch của Hà Giang là do thiếu vốn đầu tư, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn còn ít, cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch còn chưa đáp ứng nhu cầu của du lịch, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, nguồn nhân lực du lịch còn thiếu, yếu trong kinh nghiệm trong việc khai thác các điều kiện để phát triển du lịch, công tác quảng bá và xúc tiến hoạt động du lịch còn hạn chế.

112

5. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong giai đoạn thâm nhập, tiến nhanh đến giai đoạn phát triển và khai thác hợp lý các điều kiện phát triển thì du lịch Hà Giang cần đưa ra các giải pháp thực tế mang tính khả thi phù hợp với giai đoạn phát triển đó là: qui hoạch đầu tư có hiệu quả và bền vững, xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Ngoài những giải pháp trọng tâm ưu tiên cũng cần quan tâm các giải pháp khác như có chính sách Marketing phù hợp, tăng cường thu hút cộng đồng vào hoạt động du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch và cuối cùng là đưa ra các kiến nghị với các chủ thể phát triển du lịch.

Tóm lại, trên cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển du lịch ở Hà Giang, luận văn khẳng định Hà Giang có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, khi du lịch Hà Giang đang ở giai đoạn thâm nhập của chu kỳ sống của điểm đến du lịch thì cần có những chiến lược đúng đắn cùng những nhóm giải pháp đồng bộ nhằm đẩy nhanh du lịch Hà Giang đến giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống điểm đến du lịch.

Do thời gian có hạn và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, chắc chắn các vấn đề nghiên cứu trên chưa thể phản ánh hết nội dung phong phú và đa dạng về lý luận chu kỳ sống của điểm đến du lịch đó là các căn cứ nhận biết sự dịch chuyển các giai đoạn phát triển của chu kỳ sống điểm đến, cũng như nhưng căn cứ nhận biết các thời kỳ khác nhau của chu kỳ sống cần được lượng hóa cụ thể hơn, từ đó đưa ra các chiến lược, giải pháp cụ thể hơn ở mỗi giai đoạn và thời kỳ khác nhau trong chu kỳ sống của điểm đến du lịch. Tác giả hy vọng những vấn đề nêu ra trong đề tài được nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn và cũng là hướng cho nghiên cứu tiếp theo.

113

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đàm Văn Bông (2011), Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế tỉnh Hà Giang “ kỷ yếu hội thảo khoa học và diễn đàn đầu tư”

2. Cục thống kê tỉnh Hà Giang (2012), Niên giám thông kê năm 2010

3. Lê Huy Đại, Triệu Đức Thanh (2004), Các dân tộc ở Hà Giang, Nxb Thế Giới 4. Trần Minh Đạo (2006), Giaó trình Marketing căn bản, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân 5. Vũ Mạnh Hà (2006), Cơ sở kinh tế du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 6. Trần Thị Minh Hòa, (2011) Tập bài giảng Marketing điểm đến du lịch

7. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiều (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

8. Mai Trọng Nhuận, Vũ Minh Khang (2011), Giaỉ pháp đột phá một số ngành- lĩnh vực vì Hà Giang phát triển, Kỷ yếu hội thảo khoa học và diễn đàn đầu tư vì Hà Giang phát triển, Hà Nội

9. Luật du lịch (2006), Nxb Chính trị quốc gia

10.Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Hà Giang (2009), Cẩm nang du lịch Hà Giang, Công ty in TNHHTM HBT, Hà Giang.

11.Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Hà Giang (2010), Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, Bản tin số 1.

12.Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Hà Giang (2011),Bản tin du lịch, số 01

13.Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang(2004), Hà Giang điểm hẹn nơi cực Bắc, Nxb Thông Tấn.

14.L. Alex, 1997, Applications of Life- cycle model tourism, Analysis tourism research

15. Butler, R.W. (1985), Evolution of tourism in the Scottish highlands. Annals of tourism research, Canadian Geographer

16.Butler, R.W. (1980). The concept of a tourism area cycle of evolution: Implication for management of resources, Canadian Geographer

17. Choy, D. (1992), Life cycle models for pacific island destinations. Journal of travel research, Winter 1992

114

18.Cooper, C.& Jackson, S.(1989), Destination life cycle: The isle of Man case study. Annals of tourism research vol.16

19.Christaller, W.(1963), Some consideration of tourism location in Europe, Regional Science Association Papers 12

20.Cohen, E. (1972), Towards a Sociology of International Tourism, Social Research, Vol, 39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21.Gilbert, D. (1990). Strategic marketing planning for national tourism. Tourist Review.

22.Gilbert, E.W. (1939). The growth of inland and seaside health resorts in England. Scottish Geographical Magazine.

23.Hay wood, K.(1986), Can the tourist area life cycle be made operational, Tourism Management

24.Knowles, T. and Curtis, S. (1999). The market viability of European mass tourist destinations. A post-stagnation life-cycle analysis. Tourism Research.

25.Kotler, P. (2003), Marketing Management, 11th edition, Prentice Hall 26.Levitt, T (1965), Exploit the Product life cycle, Havard Business Review

27.Martin và Uysal (1990), An examination of relationship between carrying and capacity and the Tourism life cycle: management, policy implication, Journal of Environmental Management.

28.Moon, Y.M,(2005). The tourism area life cycle and regime switching models 29. Philip Kotler, John Bowen and Jamé C. Makens, Marketing for hospitality and

tourism, 4th Edition, Pearson Education, 2006

30.Plog, SC. (2004), Leusure Travel: A marketing Handbookk. Pearson Prentice Hall, 2004

31.Porter, M.E. (1980). Competitive Strategies: Techniques for Analysing Industries and Competitors. New York: Free Press.

32.Prosser,G(1995). Tourist destination life cycles: Progress, Problems and prospects. In proceedings of National Tourism and Hospitality Conference

115

33.Taylor, L. & Allardyce M & Macpherson N. (1992), Determining marketing strategies for organization targeting the European tourist to Scotland. Tourism Management, March 1992.

34.Thompson, J.L. (1997). Strategic Management: Awareness and Change. 3rd ed. London: Thomson.

35.Robert Lanquar & Robert Hollier (2002), Marketing du lịch, NXb Thế giới 36.Tribe, J (1997). Corporate Strategy for Tourism. London: Thomson.

Trang Internet

37.Trang thông tin về Hà Giang: www.hagiang.gov.vn

38.Trang thông tin về du lịch Hà Giang: www.hagiangtrade.gov.vn

39.Trang thông tin về Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn: www.dongvangeopark.com

40.http:// www.hagiangtravel.vn 41.http:// www.dulichvietnam.com.vn 42.http:// www.vietnamtourism.gov.vn 43.http:// http://baohagiang.vn

116

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phân tích Swot du lịch Hà Giang

Các điểm mạnh (S)

(S1) Cao nguyên đá Đồng Văn được

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 116)