Vùng cao phía bắc

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 73)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.1. Vùng cao phía bắc

Vùng cao phía bắc còn gọi Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.600 m so với mực nước biển, trên diện tích gần 2.356km² trải dài qua địa bàn 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn của tỉnh Hà Giang. Cao nguyên đá Đồng Văn chính thức được UNESCO công nhận là thành viên Mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu tháng 10 năm 2010. Theo chiến lược của tỉnh, vùng cũng được ưu tiên phát triển du lịch, vì vậy chính quyền rất quan tâm nâng cấp cơ sở vật chất, tuyến Quốc lộ 4C (cung đường mang tên Hạnh phúc trước đây), có chiều dài 204 km, điểm đầu tại thị xã Hà Giang, điểm cuối xã Niêm Sơn (Mèo Vạc), đi qua 4 huyện vùng cao phía Bắc là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc, hiện nay đã được nâng cấp rải nhựa.

Cao nguyên Đá Đồng Văn có một sức hút lạ kỳ đối với du khách không chỉ bởi hệ thống di sản độc đáo của thiên nhiên như Núi đôi Quản Bạ, tháp kim Pải Lùng, thung lũng Thủy Mặc, rừng đá Khâu Vai, những thửa ruộng bậc thang, những kiến trúc lịch sử văn hóa lâu đời như cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, di tích Nhà Vương mà còn bởi một cuộc sống rất đơn xơ, giản dị nhưng mang đậm nét văn hóa vùng cao của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại nơi đây. Với giá trị cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc, nơi đây được xem như là điểm nhấn của du lịch Hà Giang, là nơi không thể không đến khi du lịch Hà Giang. Vì vậy, du lịch được coi là ngành mũi nhọn góp phần xây dựng phát triển các huyện miền núi phía bắc của Tỉnh Hà Giang.

Từ khi gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (2010) đến nay, lượng du khách đến với Cao nguyên Đá đã tăng từ 302.000 du khách năm 2011 lên gần 400.000 du khách năm 2012 và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2013 (Tính riêng ba tháng đầu năm 2013, lượng du khách đã vượt 140.000 người). Vậy có thể thấy, số lượt khách đến với Cao Nguyên Đá ngày càng tăng liên tục hàng năm. Như vậy, qua sự phân tích và đánh giá, có thể thấy số lượt khách đến Hà Giang đang ở giai đoạn thâm nhập.

Về cơ sở lưu trú, theo thống kê của trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Hà Giang toàn vùng có 17 cơ sở lưu trú thuộc sở hữu tư nhân, và 14 làng văn hóa du

64

lịch cộng đồng trong đó 06 làng đang xây dựng và hoàn thành, trong đó có 4 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, và 13 nhà nghỉ. Số lượng các cơ sở lưu trú còn quá ít, chưa đáp ứng nhu cầu của khách, chưa kể đến chất lượng khách sạn còn còn nhỏ, cơ sở vật chất nghèo nàn, xuống cấp. Tuy nhiên, theo đánh giá một cách khách quan việc phát triển du lịch - dịch vụ trên địa bàn chưa đồng đều; những kết quả đạt được chưa bền vững, tương xứng với tiềm năng thế mạnh, cơ hội phát triển thực tế đặt ra; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, cơ sở vật chất phát triển tự phát, thiếu tính kế hoạch dài hạn. Các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa phong phú đa dạng về chủng loại, thiếu hấp dẫn về hình thức; chất lượng dịch vụ chưa cao; hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp; lượng khách lưu trú qua đêm, đặc biệt là khách quốc tế còn ít.Theo như quan sát, vào những thời điểm cuối tuần, các khách sạn, nhà nghỉ không đủ phục vụ nhu cầu du khách, nhiều du khách không thuê được để lưu trú. Như vậy, với cơ sở lưu trú không thể đáp ứng phục vụ khách du lịch cao cấp hơn, hay khách du lịch quốc tế. Dựa trên nền tảng lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến của Butler và việc quan sát nghiên cứu các cơ sở lưu trú của vùng chủ yếu là sở hữu hộ tư nhân, ở quy mô nhỏ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của du khách, cơ sở lưu trú mới ở giai đoạn thâm nhập trong chu kỳ sống.

Về công ty lữ hành, hiện tại mới chỉ có một văn phòng du lịch của công ty cổ phần lữ hành CND đặt tại thị trấn Đồng Văn. Với số lượng 01 đơn vị lữ hành là quá nhỏ. Theo lý thuyết chu kỳ sống điểm đến cuả Butler thì đơn vị lữ hành mới ở giai đoạn cuối giai đoạn khai phá và đầu giai đoạn thâm nhập trong chu kỳ sống của điểm đến.

Thu nhập du lịch chủ yếu từ dịch vụ cơ bản là lưu trú và ăn uống của du khách, nhưng không nhiều, vì theo quan sát thì thời gian lưu trú của khách thường chỉ 01 đêm, rất ít khi lưu trú 02 đêm. Bên cạnh đó, hầu như các dịch vụ bổ sung là rất ít và không có, để có thể kéo dài thời gian lưu trú của khách tăng thêm doanh thu, du khách chủ yếu đi với mục đích tham quan thuần túy, nên thời gian lưu trú ngắn.

Trong tương lai, vùng này sẽ là vùng phát triển du lịch trọng tâm của tỉnh, bởi vì Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn 2030 được

65

Chính phủ phê duyệt mới cũng đã nhấn mạnh đến việc phát triển du lịch dựa vào việc khai thác các giá trị di sản ở cao nguyên đá, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng. Tỉnh Hà Giang đang tiến hành việc xây dựng Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch phát triển du lịch của khu du lịch quốc gia du lịch vùng trọng điểm Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.

Như vậy, có thể kết luận rằng vùng cao phía bắc Hà Giang hay còn gọi là Cao nguyên đá Đồng Văn đang ở giai đoạn thâm nhập trong chu kỳ sống của điểm đến và sẽ phát triển ở những giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 73)