Giải pháp về quy hoạch dulịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 93)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.1.1. Giải pháp về quy hoạch dulịch

Để du lịch Hà Giang rút ngắn thời gian ở giai đoạn thâm nhập, tiến nhanh đến giai đoạn phát triển cần phải đặt công tác quy hoạch phát triển du lịch lên hàng đầu để du lịch phát triển bền vững. Trong quy hoạch tổng thể cũng như chi tiết cần phải có tầm nhìn xa, nhưng lại phải cụ thể nhằm phát huy các điều kiện phát triển du lịch.

- Về quy hoạch du lịch, ngoài việc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch như cách tiếp cận của Việt Nam vẫn thực hiện, nên xây dựng “Kế hoạch chuyển đổi du lịch Hà Giang đến năm 2020” như Malaysia đã làm nhằm thu hút các thị trường du lịch có khả năng chi trả cao và tăng chi tiêu du lịch. Các khu vực, địa bàn phát triển du lịch chính với các chức năng cụ thể đã được xác định trong Chiến lược Phát triển du lịch từ những năm trước đây vẫn được duy trì.

- Đối với nội dung quy hoạch, kế hoạch du lịch Hà Giang cần xây dựng cần tập trung những vấn đề thực tế hơn cho giai đoạn trung hạn nhằm đảm bảo tính khả thi của các mục tiêu quy hoạch đặt ra.

- Quy hoạch du lịch Hà Giang cần được quy hoạch theo quan điểm phát triển du lịch bền vững. Quy hoạch theo 3 vùng: 1. Không gian Công viên địa chất toàn cầu

84

cao nguyên đá Đồng Văn (gồm 4 huyện Yên Minh, Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn); 2. Bắc Mê, Vị Xuyên, TP Hà Giang, Bắc Quang (trung tâm); 3.Các huyện: Xín Mần, Hoàng Su Phì, Quang Bình. Trong quy hoạch đòi hỏi tư duy chiến lược phát triển, đặc biệt là vùng núi cao đá đảm bảo kết hợp phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát huy giá trị văn hóa, sinh thái gắn với bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, trong đầu tư quy hoạch cần tính đến yếu tố tiểu vùng kết hợp tiếp cận- địa lý văn hóa.

- Phải xây dựng quy hoạch có tầm nhìn 2030 về cơ sở lưu trú.

- Quy trình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phải có sự tham gia của cộng đồng ngay từ giai đoạn đầu nhằm bảo đảm các nội dung quy hoạch, kế hoạch có thể thực thi. Chính quyền tôn trọng ý kiến cộng đồng trong quá trình xây dựng cũng như trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch du lịch.

- Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cần chú trọng việc nghiên cứu đề xuất những trọng tâm phát triển cho từng giai đoạn, chú trọng đề xuất những loại hình du lịch mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Cần coi trọng công tác thống kê du lịch phục vụ xây dựng và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển

- Thiết lập các quy định về thực hiện quy hoạch. Thiết lập nội quy môi trường để hướng dẫn hành động của du khách và nhân viên, trên tinh thần phi tập trung hóa, tăng cường quyền hạn cho chính quyền địa phương, các tổ chức du lịch do dân cử, các nghiệp đoàn du lịch trong việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch

- Công khai hóa kết quả của dự án quy hoạch cho cộng đồng và chính quyền địa phương, các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp có tham gia hoặc có liên quan đến việc thực hiện dự án quy hoạch. Để họ nắm được những nội dung quy hoạch, những vấn đề cần giải quyết trong đợt quy hoạch, bước đầu nâng cao nhận thức của các thành viên tham gia quy hoạch về quy hoạch du lịch, tạo ra môi trường tốt cho việc thực hiện quy hoạch, hạn chế được tình trạng thiếu trách nhiệm và tham nhũng cũng như những tác động tiêu cực từ dự án đến tài nguyên môi trường và các bên tham gia dự án. - Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, kết cấu hạ tầng được quy hoạch xây dựng phải phù hợp với tiềm năng phát triển du lịch của địa phương, của vùng, không để

85

lãng phí tiềm năng phát triển hoặc dưới tiềm năng của vùng, cũng không được phát triển quá giới hạn cho phép.

- Khi tiến hành quy hoạch và thực hiện quy hoạch cần hòa nhập với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng đa ngành, duy trì hoạt động nông, lâm nghiệp- sản xuất hàng thủ công truyền thống, ổn định dân số. Cần xác định vai trò chủ đạo của ngành nông lâm nghiệp rồi mới tới du lịch trong việc phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường ở vùng này.

- Khi quy hoạch cần chú ý xây dựng các điểm dừng chân, vọng cảnh và công trình phụ trợ để du khách có thể dừng chân, thưởng ngoạn, chụp ảnh lưu niệm đặc biệt tại một số điểm nhấn trên tuyến du lịch có cảnh quan hấp dẫn như: cụm cảnh quan danh thắng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, cụm cảnh quan Cao Nguyên Đá, dốc đèo. - Các vấn đề cụ thể về công trình xây dựng phải phản ánh mối quan tâm đến môi trường trên phương diện gỗ và vật liệu xây dựng.

- Cần nghiên cứu, đánh giá các vấn đề đại trấn cũng như các hiện tượng thiên tai như: trượt đất, lở đất, lũ lụt, xâm thực, sụt đất… trong quá trình quy hoạch và xây dựng các công trình ở Hà Giang. Đặc biệt cần bổ sung lan can bảo vệ ở những đoạn dốc cao, ngoặt nguy hiểm, bổ sung cột mốc chỉ khoảng cách đường, lắp đặt biển chỉ dẫn đường ở các ngã ba, ngã tư.

- Xây dựng cần tôn trọng những tiêu chuẩn văn hóa và tinh thần của địa phương, lấy ý kiến của các bên tham gia.

- Bố trí các phương tiện về sinh thái để thu gom rác ở đầu các đường mòn và nơi du khách dừng chân.

Hiện nay Hà Giang đang hoàn thiện tổng thể phát triển du lịch Hà Giang đến năm 2020 định hướng đến 2030; triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị CVĐC toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)