Các yếu tố cấu thành điểm đến Hà Giang

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 52)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.4. Các yếu tố cấu thành điểm đến Hà Giang

Điểm hấp dẫn du lịch: các điểm hấp dẫn của du lịch Hà Giang không chỉ có những giá trị về mặt tự nhiên mà còn ẩn sâu những giá trị văn hóa gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Trên cơ sở các điểm hấp dẫn du lịch người ta đã xây dựng các tuyến du lịch chính [13]:

Các tuyến du lịch đã được khai thác Tuyến chính: Thị xã Hà Giang - Hà Nội.

* Đặc điểm tuyến: Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm phân phối khách lớn nhất của khu vực phía Bắc là Thủ đô Hà Nội và trung tâm phân phối khách của tỉnh. Là tuyến quan trọng để kết nối du lịch Hà Giang với các tỉnh phía Nam. Tuyến gắn với Quốc lộ số 2, đã được nâng cấp trải nhựa 100%, có thể vận chuyển khách bằng các loại phương tiện cơ giới đường bộ. tuyến có độ dài hơn 300km (trong đó địa phận tỉnh Hà Giang 80km).

Điểm du lịch trên tuyến: Làng dân tộc Dao Nậm An xã Tân thành (Bắc quang); Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Thanh Hà (Vị Xuyên); Chùa Sùng Khánh (Vị Xuyên); Làng dân tộc Tày thôn Tiến Thắng (thị xã Hà Giang).

Các tuyến phụ từ tuyến chính:

- Thị trấn Bắc Quang - Hồ Quang Minh. Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện Bắc Quang với điểm du lịch sinh thái văn hoá của huyện. Điểm cuối của tuyến là thôn Khiềm một làng du lịch cộng đồng dân tộc Tày. Điểm du lịch trên tuyến: Hồ vườn sinh thái thuỷ lợi Quang Minh; Làng dân tộc Tày thôn Khiềm xã Quang Minh.

43

- Bắc Quang - Tiểu khu Trọng Con. Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện Bắc Quang với một điểm di tích lịch sử. Độ dài tuyến đường từ quốc lộ số 2 khoảng 25 km.

Điểm du lịch trên tuyến: Khu di tích lịch sử Trọng Con; một số làng dân tộc Tày của xã Bằng Hành.

- Thị trấn Bắc Quang - Quang Bình - Xín Mần. Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện lỵ Bắc Quang đi qua địa bàn huyện lỵ huyện Quang Bình với trung tâm huyện lỵ Xín Mần. Điểm du lịch trên tuyến: Thôn Mi Bắc, xã Tân Bắc (Quang Bình); hang Pác Thẳm (Quang Bình); suối nước nóng Quảng Nguyên (Xín mần); đèo gió (Xín Mần); bãi đá cổ Nấm Dẩn (Xín Mần).

Sản phẩm du lịch chính trên tuyến: Tham quan cảnh quan trên tuyến; tham quan và tìm hiểu văn hoá dân tộc Pà Thẻn, dân tộc Dao, dân tộc Nùng; khám phá hang động, leo thác, lội suối; tham quan tìm hiểu những hình chạm khắc cổ trên đá; tắm nước khoáng nóng và nước thuốc của dân tộc Dao đỏ

- Bắc Quang - Quang Bình - Phố Ràng (Lào Cai). Đây là tuyến đường bộ 279 nối giữa quốc lộ 2 với quốc lộ 70 (Hà Nội - Lao Cai), nối tuyến du lịch Hà Giang với du lịch tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Tuyến có độ dài 60 km. Điểm du lịch trên tuyến: Làng du lịch thôn Mi Bắc- xã Tân Bắc (Quang Bình); hang Pác Thẳm xã Yên Bình (Quang Bình); Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Sản phẩm du lịch trên tuyến: Tham quan cảnh quan trên tuyến, tham quan và tìm hiểu văn hoá dân tộc Pà Thẻn, kết nối các sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai.

- Quang Bình - Bằng Lang - Xuân Giang - Lục Yên (Yên Bái). Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện Quang Bình với các làng mạc trù phú của vùng thấp Hà Giang và có thể kết nối với các tuyến du lịch của tỉnh Yên Bái qua huyện Lục Yên (Yên Bái). Độ dài hơn 30 km. Điểm du lịch trên tuyến: Làng dân tộc Tày thôn Chì, xã Xuân Giang. Sản phẩm du lịch trên tuyến: tham quan cảnh quan trên tuyến; tham quan và tìm hiểu văn hoá dân tộc Tày, ngủ nhà sàn, thưởng thức các món ăn truyền thống của người địa phương.

- Thị trấn Vị Xuyên - Cao Bồ - Thị xã Hà Giang. Đây là tuyến từ trung tâm huyện Vị Xuyên đến làng du lịch thôn Lùng Tao, xã Cao Bồ (huyện Vị Xuyên) và

44

tiếp tục đến làng du lịch thôn Tiến Thắng xã Phương Thiện (thị xã Hà Giang). Tuyến có độ dài khoảng hơn 40 km. Điểm du lịch trên tuyến: Khu du lịch sinh thái Cầu Má (Vị Xuyên); làng dân tộc Dao thôn Lùng Tao, xã Cao Bồ (Vị Xuyên); làng dân tộc Tày thôn Tiến Thắng, xã Phương Thiện (thị xã Hà Giang). Sản phẩm du lịch trên tuyến: Tham quan cảnh quan trên tuyến; lội suối, leo thác, tắm suối; tham quan và tìm hiểu văn hoá dân tộc Dao Tả Pan, dân tộc Tày; chữa bệnh bằng thuốc gia truyền của dân tộc Dao đỏ.

Tuyến thành phố Hà Giang - Hoàng Su Phì - Xín Mần - Lao Cai

Đây là tuyến đường bộ bắt đầu từ thị xã Hà Giang theo quốc lộ 2 trên đường Hà Giang - Hà Nội tại km 45 quốc lộ 2 tại địa phận xã Tân Quang huyện Bắc Quang, rẽ phải đi huyện Hoàng Su Phì, huyện Xín Mần, nối với các tuyến du lịch của Lào Cai và khu vực Tây Bắc. Tuyến có đường nhựa 100%, tuy nhiên đường khá nhỏ và có nhiều cua tay áo. Độ dài hơn 100km.

Các điểm du lịch trên tuyến: Khu du lịch sinh thái Panhau Thông Nguyên; 4 làng du lịch cộng đồng xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì); núi Gia Long (Xín Mần); Rừng nguyên sinh (Xín Mần); Chợ Cốc Pài (Xín Mần).

Thành phố Hà Giang – Bảo Lạc – Thành phố Cao Bằng

Đặc điểm tuyến: Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm phân phối khách lớn nhất của tỉnh và tỉnh Cao Bằng. Là tuyến quan trọng để kết nối du lịch Hà Giang với các tỉnh phía Đông Bắc. Tình trạng giao thông: Tuyến gắn với Quốc lộ số 34, đã được trải nhựa 100%, tuy nhiên đường nhỏ, nhiều cua gấp, một số đoạn đường khó đi chỉ có thể đi được bằng các loại xe gầm cao

Điểm du lịch trên tuyến: Căng Bắc Mê; Làng văn hoá du lịch thôn Tắn Khâu - Phú Nam. Độ dài gần 80km.

Các tuyến phụ từ tuyến chính gồm:

- Bắc Mê - Đường Âm - Na Hang (Tuyên Quang). Là tuyến du lịch đường bộ liên tỉnh nối giữa trung tâm huyện Bắc Mê với tỉnh Tuyên Quang để tiếp nối với các tuyến du lịch khác xuất phát từ Tuyên Quang.

Điểm du lịch trên tuyến:Căng Bắc Mê; Bản Nghè xã Yên Cường; Thôn Nà Loòng, Pom Cút thuộc xã Đường Âm;

45

Sản phẩm du lịch trên tuyến: Tham quan di tích lịch sử cách mạng Căng Bắc Mê (di tích lịch sử đã được nhà nước xếp hạng): Thăm bản làng dân tộc Tày ở bản Nà Loòng, bản Pom Cút; Thăm bản dân tộc Dao ở Bản Nghè

- Bắc Mê - Yên Phú – Yên Cường - Phiêng luông. Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện Bắc Mê với điểm cuối là Phiêng Luông - một điểm du lịch sinh thái của huyện. Điểm cuối của tuyến có thể là thôn Phiêng Luông xã phiêng Luông hoặc tiếp tục đi từ Phiêng Luông đến bến thuyền Thượng Tân.

- Bắc Mê - Du Già - Mậu Duệ (Yên Minh). Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện Bắc Mê với Cụm du lịch vùng cao của Hà Giang. Độ dài gần 100km (76km từ ngã ba đường quốc lộ 34 tại xã Minh Ngọc đến Mậu Duệ). Điểm du lịch trên tuyến: Rừng nguyên sinh Du Già.

Bắc Mê - Na Hang (Tuyên Quang) - Ba Bể (Bắc Cạn)

Đây là tuyến du lịch đường thuỷ liên tỉnh rất quan trọng nối giữa trung tâm huyện Bắc Mê với tỉnh Tuyên Quang để tiếp nối với các tuyến du lịch khác xuất phát từ Tuyên Quang (tiếp tục theo đường thuỷ đi Hồ Ba Bể - Bắc Kạn hoặc theo các tuyến du lịch đường bộ xuất phát từ Tuyên Quang).

Độ dài: tuyến có độ dài hơn 30 km thuộc địa phận huyện Bắc Mê, 80 km đến đập chính hồ thuỷ điện thuộc địa phận huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang và tiếp tục có 35 km đường thuỷ theo sông Năng dến Hồ Ba Bể.

Điểm du lịch trên tuyến: Làng dân tộc Tày thôn Bản Lạn xã Yên Phú, làng dân tộc Tày bản Noong, bản Khén thuộc xã Lạc Nông, trung tâm xã Thượng Tân; Đập chính của hồ thuỷ điện và nhà máy thuỷ điện Na Hang; Hồ Ba bể - một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới.

Hà Giang - Cửa khẩu Thanh Thuỷ - Trung Quốc

Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm phân phối khách của tỉnh Hà Giang với thị trường khách du lịch truyền thống và khá lớn của nước ta. Tuyến có độ dài 22 km đến cửa khẩu Thanh Thuỷ và tiếp tục kết nối với các tuyến du lịch của tỉnh Vân Nam Trung Quốc.

46

Điểm du lịch trên tuyến: Bảo tàng tỉnh Hà Giang; Thôn Tha, xã Phương Độ (thị xã Hà Giang), Thôn Thanh Sơn, xã Thanh Thủy (Vị Xuyên); Cửa khẩu Thanh Thủy; Kết nối với các điểm du lịch của đất nước Trung Quốc gồm:

- Hà Giang - Ma Li Po (Châu Vân Sơn - Vân Nam). - Hà Giang - Châu Vân Sơn ( Vân Nam).

- Hà Giang - Châu Vân Sơn - Thạch Lâm - Côn Minh.

Hà Giang - Quản Bạ - Yên Minh - Đồng Văn - Mèo Vạc

Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm phân phối khách của tỉnh với khu vực cao nguyên đá. Là tuyến quan trọng khai thác du lịch phía Bắc. Tuyến gắn với Quốc lộ số 4c, đã được nâng cấp trải nhựa, có thể vận chuyển khách bằng các loại phương tiện cơ giới đường bộ. Tuy nhiên, đường nhỏ nhiều đèo cao, cua gấp và nguy hiểm. Tuyến có độ dài gần 200km. Sản phẩm du lịch trên tuyến: Tham quan cảnh quan trên tuyến; Tham quan và tìm hiểu văn hoá dân tộc Giấy tại thôn Bục Bản, ngủ nhà sàn và thưởng thức đặc sản ẩm thực của người dân; Khám phá hang động, trang trại xoài của người dân địa phương; Làng du lịch dân tộc Mông Phó Cáo; thôn Lũng Cẩm trên xã Sủng Là; Tham quan di tích lịch sử Xà Phìn (di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng); Tham quan và tìm hiểu văn hoá dân tộc Mông; Tham quan tìm hiểu các chợ phiên (chợ Lũng Phìn; chợ Phó Bảng, chợ Xà Phìn, chợ Phó Cáo và các chợ trung tâm huyện lỵ); Tham quan phố cổ Phó Bảng.

Tuyến phụ từ tuyến chính gồm:

- Thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ) - Thanh Vân. Đây là tuyến du lịch bằng đường bộ nối giữa trung tâm huyện Quản Bạ với một điểm du lịch địa danh khá nổi tiếng của Hà Giang. Tình trạng giao thông: toàn bộ tuyến đều bằng đường nhựa khá tốt có thể đi được bằng các phương tiện giao thông đường bộ, tuyến có độ dài 6 km. Điểm du lịch trên tuyến: Chợ Quản Bạ (vào chủ nhật hàng tuần); Làng dân tộc Mông xã Thanh Vân.

- Thị trấn Đồng Văn - Lũng Cú - Xà Phìn. Đặc điểm tuyến: Tuyến đường bộ từ trung tâm huyện lỵ Đồng Văn đi qua nhiều đèo cao vách đá hùng vĩ tới điểm du lịch cực Bắc của Tổ quốc. Tuyến có độ dài 23 km. Điểm du lịch trên tuyến: Cột cờ Lũng Cú; Làng dân tộc Lôlô Chải; Di tích văn hóa Xà Phìn (Dinh họ Vương).

47

- Thị trấn Mèo Vạc - Khau Vai. Là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện Mèo Vạc Khau Vai - một điểm du lịch văn hóa nổi tiếng, tuyến có độ dài 24 km. Điểm du lịch trên tuyến: Thôn Khau Vai xã Khau vai, tham dự chợ tình Khau Vai (một hiện tượng văn hóa độc đáo chỉ diễn ra vào đêm 27 tháng 3 âm lịch hàng năm)

- Mèo Vạc - Tát Ngà - Niêm sơn - Bảo Lạc (Cao Bằng). Đây là tuyến du lịch có triển vọng tốt để nối tuyến du lịch vùng cao Hà Giang với du lịch tỉnh Cao Bằng theo hành trình du lịch "khám phá vùng biên cương" bởi tính hấp dẫn của tuyến. Tuyến đi xuyên qua một vùng núi đá xen núi đất với những dải rừng nguyên sinh khá nguyên vẹn và những làng mạc trù phú mang đậm bản sắc dân tộc. Tuyến có độ dài hơn 30 km trong địa phận của tỉnh Hà Giang.

Điểm du lịch trên tuyến: Rừng nguyên sinh Liêm Sơn; Làng dân tộc Giấy Tát Ngà.

Giao thông đi lại (khả năng tiếp cận nơi đến):

a) Hệ thống đường quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 4 tuyến quốc lộ đi qua, đây là những tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh với tổng chiều dài qua địa bàn 458 km, cụ thể như sau:

- Quốc lộ 2: Được nâng cấp xong năm 2004 (đoạn từ Đoan Hùng - thị xã Hà Giang) là đường cấp 3 miền núi được trải thảm bê tông nhựa toàn tuyến với tải trọng H30 - XB80. Tổng chiều dài đi qua địa phận tỉnh Hà Giang là 108 km,là tuyến đường quan trọng nhất nối Hà Giang với thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền xuôi.

- Quốc lộ 4C (cung đường mang tên Hạnh phúc trước đây), có chiều dài 204 km, điểm đầu tại thị xã Hà Giang, điểm cuối xã Niêm Sơn (Mèo Vạc), đi qua 4 huyện vùng cao phía Bắc là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc, hiện nay đã được nâng cấp rải nhựa.

- Quốc lộ 34: Có chiều dài 73 km, điểm đầu từ cột mốc Km 0 thị xã Hà Giang đi qua huyện lỵ Bắc Mê, điểm cuối thuộc Bản Tính xã Yên Phong (Bắc Mê), toàn tuyến đã được nâng cấp, rải nhựa đi lại thuận tiện.

- Quốc lộ 279: Tổng chiều dài 73 km.

b) Hệ thống đường tỉnh và huyện: Hiện nay sở Giao thông vận tải Hà Giang đang quản lý và duy tu bảo dưỡng 10 tuyến với chiều dài 460 km còn lại 39 tuyến với chiều dài 1.204 km do các huyện quản lý. Trong đó: Một số tuyến đường quan

48

trọng đã được nâng cấp rải nhựa trong thời gian qua như: Đường Tân Quang (Km 244 QL2) - Hoàng Su Phì - Xín Mần, đường Yên Minh - Mậu Duệ - Mèo Vạc; đường Xín Mần - Mốc 5, đường Na Khê - Bạch Đích, đường Vĩnh Tuy - Xuân Giang. Các tuyến đường đang được nâng cấp như: Đường Pả Vi - Xín Cái - Sơn Vĩ, đường Mốc - Mốc 22, đường Minh Ngọc - Mậu Duệ, đường Xuân Giang - Yên Bình, đường Yên Bình - Nà Chì - Cốc Pài, đường Bắc Mê - Na Hang.

Giao thông nông thôn: Hệ thống đường giao thông nông thôn những năm qua phát triển khá nhanh. Hiện tại toàn tỉnh có 3.197 km đường giao thông nông thôn, trong đó chủ yếu là đường loại B, đường dân sinh. Đường giao thông nông thôn là loại đường cấp thấp nên hệ thống thoát nước chưa được xây dựng, mặt đường là mặt đất, đá tự nhiên.

Mạng lưới giao thông liên vùng, liên huyện, liên xã cũng được tăng cường đầu tư xây dựng. Song do nguồn kinh phí ít, công tác duy tu bảo dưỡng chưa được thực hiện tốt và thường xuyên nên hầu hết các tuyến giao thông nông thôn có chất lượng xấu, xe ô tô chỉ đi lại được trong mùa khô. Đặc biệt các tuyến giao thông đến các xã, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa đều là đường đất, chất lượng xấu, việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

c) Đường thuỷ: Là tỉnh miền núi địa hình chia cắt, núi non hiểm trở, độ dốc tự nhiên lớn dòng sông lắm thác nhiều ghềnh. Giao thông thuỷ không phát triển mà chủ yếu nhân dân sống ở khu vực ven sông thành lập những bến đò nhỏ để phục vụ đi lại qua sông ở những nơi không có cầu.

Những tuyến sông ở Hà Giang bao gồm: Sông Lô, sông Gâm, sông Miện, sông Nho Quế, sông Bạc, sông Chảy…trong đó lớn nhất là sông Lô mùa khô nước cạn chỉ sâu 1 đến 2m lòng bị thu hẹp lại chỉ còn 15 - 20m cũng chỉ có những thuyền máy nhỏ của nhân dân đi khai thác cát sỏi phục vụ cho xây dựng. Toàn tỉnh có 7 bến đò ngang qua sông Lô nằm ở 2 huyện Bắc Quang và Vị Xuyên.

d) Quy hoạch sân bay để du khách thuận lợi du lịch cao nguyên đá

Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về mặt nguyên tắc xây dựng cảng hàng không Hà Giang rộng 400 ha, quy mô dự kiến đến năm 2020 là 25.000 hành khách/năm, sẽ được đặt tại xã Tân Quang, huyện Bắc Quang.

49

Theo phương án lựa chọn, sân bay sẽ được đặt tại thôn Mục Lạn, xã Tân Quang. Đây là bãi bằng dọc theo 2 sườn núi thuộc các xã Tân Thành, Đồng Tâm và Tân Quang, huyện Bắc Quang, cách thành phố Hà Giang 40 km. Theo phương án 2, khu vực dự kiến đặt sân bay là xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên, có vị trí cách khu vực trước đây người Pháp đặt sân bay hơn 700 m.

Đến năm 2020 nhà ga hành khách và khu hàng không sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng của 25.000 hành khách/năm; giai đoạn 2020 đến 2030 sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng của 80.000 hành khách/năm. Với quy mô nêu trên, dự kiến Cảng hàng không

Hà Giang sẽ sử dụng diện tích đất gần 400 ha và sẽ đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)