Số lượt khách

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 62)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.1. Số lượt khách

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động du lịch Hà Giang từ năm 2007- 2011

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng lƣợng khách du lịch đến với Hà Giang Lượt 165.838 187.909 250.535 301.334 329.937 417.808 Khách du lịch quốc tế Lượt 44.780 49.445 50.182 48.030 40.376 126.859 Khách đến từ

Trung Quốc Lượt 44.768 45.129 46.667 44.108 35.359 121.010 Khách đến từ các

nước khác Lượt 2.012 4.316 3.515 3.922 5.015 5.849

Khách du lịch

nội địa Lượt 121.058 138.646 200.353 253.304 289.561 290.949

Nguồn: Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Hà Giang

Qua kết quả hoạt động của du lịch Hà Giang từ năm 2007- 2012 ta có thể thấy sự gia tăng về số lượng khách trong những năm qua không ngừng tăng lên.

Số lượt khách du lịch đến với Hà Giang qua số liệu sáu năm từ năm 2007 đến năm 2012 tăng nhanh, từ năm 2007 số lượt khách là 165.838 đến năm 2008 số lượt khách du lịch tăng nhẹ lên 187.909 nghìn lượt khách, tăng 13,08 %, sau đó số lượt khách du lịch tăng từ năm 2008 so với năm 2009 là 33,32%, năm 2009 là 250.535, và từ năm 2009 so năm 2010 tăng 20,28% số lượt khách, năm 2010 là 301.334 lượt khách. Do khủng hoảng kinh tế tác động, số lượt khách năm 2011 so với năm 2010 chỉ tăng 9,5% lên 329.937 lượt khách. Cuối cùng, ta có thể thấy số lượt khách tăng hơn năm 2011 so năm 2012 là 26,63% đạt 417.808 nghìn lượt khách. Qua bảng số liệu cho thấy từ năm 2007 đến năm 2012 số lượt khách tăng 151,9%, mức tăng nhanh cho một điểm đến.

53

Lượng khách quốc tế đến du lịch Hà Giang năm 2012, đánh dấu bước ngoặt mới cho du lịch Hà Giang trong bối cảnh hội nhập quốc tế đạt 126.859 lượt khách, tăng gấp 3 lần so với các năm từ 2007- 2011 và tăng 181% so với kế hoạch năm. Trong đó khách du lịch Trung Quốc đến Hà Giang đạt 121.010 lượt người tăng 242% so với năm 2011. Riêng số lượng khách quốc tế (trừ khách Trung Quốc) đến từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ…tăng nhanh từ năm 2007 số lượt khách mới là 2.012 đến năm 2008 số lượt khách du lịch tăng lên 4.316 nghìn lượt khách, tăng 114,5%, sau đó số lượt khách du lịch có xu hướng giảm -18,5% năm 2009 và - 9,1%, năm 2010, năm 2011 và năm 2012 số lượt khách du lịch có xu hướng phục hồi tăng 27,8% năm 2011 so năm 2010, và năm 2012 đạt 5.849 lượt khách tăng 16,6% so với năm 2011.

Khách nội địa đến Hà Giang tăng hàng năm từ 121.058 lượt khách năm 2007 tăng nhẹ lên 138.646, tăng 14,5%. Từ 2009 số lượng khách nội địa tăng nhanh, năm 2012 tăng 45,2% so năm 2009.

Khách nội địa đến với Hà Giang có thành phần khá đa dạng, gồm học sinh, sinh viên trong các trường đại học ở nhiều địa phương trong cả nước chiếm tới 40%. Loại khách này thường đi theo đoàn với số lượng đông từ 40 - 50 người, thậm chí có đoàn đông hơn, số lượng lên tới hàng trăm người (sinh viên các trường đại học đi thực địa), điểm đến chủ yếu là các địa danh như cột cờ Lũng Cú, Cao nguyên đá Đồng Văn. Khách du lịch chuyên đề, nghiên cứu khoa học đi nhóm nhỏ một vài người vào thời gian bất kì trong năm và thường lưu lại với thời gian khá dài, đặc biệt trong những năm gần đây các nhóm nghiên cứu khoa học về Cao nguyên đá Đồng Văn. Khách tham quan của các cơ quan, tổ chức ở các cấp ngành, các địa phương, thường được tổ chức theo đoàn với số lượng khoảng 20 - 30 người. Khách du lịch là các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà hoạt động trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, báo chí…Khách du lịch tự do (du lịch lẻ) thường đi theo nhóm từ 5 - 10 người, thời gian du lịch không có tính quy luật rõ rệt.

Khách quốc tế chiếm thị phần nhỏ, chỉ khoảng 10 - 15 % tổng số khách. Khách quốc tế đến đây chủ yếu là từ Vân Nam - Trung Quốc, tỉnh nằm giáp biên giới Việt Nam, ngoài ra khách du lịch là người Châu Âu “Du lịch ba lô” đi du lịch

54

với mục đích tham quan vãn cảnh trên cao nguyên đá, du lịch mạo hiểm (leo núi, đi xuồng cao su khám phá hẻm vực sông Nho Quế), du lịch nghiên cứu (khám phá cảnh quan nguyên sinh, thăm thú hang động), du lịch văn hoá (tìm hiểu nếp sống văn hoá bản địa, văn hóa làng bản, chợ vùng cao)… thời gian lưu trú lâu và thường đến vào mùa du lịch (thường là mùa khô). Ngoài ra, khách du lịch chuyên đề gồm các chuyên gia nghiên cứu khoa học về cao nguyên đá Đồng Văn, về nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc…Thành phần này thường lưu trú lâu hơn và vào bất kể thời gian nào trong năm.

Như vậy, khách du lịch đến Hà Giang chủ yêú là những du khách có tâm lý hiếu kỳ, khá hiếu kỳ, muốn khám phá, tìm hiểu thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa bản địa.

Theo lý thuyết chu kỳ sống của Butler (1980) cho thấy khi số lượt khách du lịch với tâm lý hiếu kỳ và khá hiếu kỳ tăng thì điểm đến đang ở giai đoạn thâm nhập trong sáu giai đoạn của chu kỳ sống của điểm đến. Hà Giang có rất nhiều cơ hội để thu hút nhiều khách du lịch hơn nữa đến như hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển, hệ thống dịch vụ du lịch được phát triển đáp ứng và hỗ trợ khả năng khai thác tại các điểm, khu du lịch, khu di tích. Khi ta nhìn vào xu hướng phát triển số lượt khách từ mô hình của Butler, chúng ta có thể khẳng định du lịch Hà Giang đang ở giai đoạn thâm nhập trong chu kỳ sống của điểm đến du lịch. Và Hà Giang sẽ vẫn tiếp tục thu hút nhiều du khách để hướng tới giai đoạn phát triển trong tương lai.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Số lượng khách du lịch

Hình 2.2: Khuynh hướng số lượt khách du lịch đến Hà Giang Nguồn: Tác giả

ĐV: nghìn lượt nghìnnghilllươty

55

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)