6. Cấu trúc của đề tài
3.3.1. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá, phát triển
3.3.1.1. Định hướng thị trường
Phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán để tập trung thu hút, ưu tiên thu hút phân đoạn thị trường có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần túy, thời gian lưu trú dài.
- Thị trường nội địa: thị trường khách nội địa vẫn giữ vai trò quan trọng, từ khách đi tự do nhóm nhỏ đến khách đi theo đoàn của các công ty lữ hành.
- Thị trường quốc tế: tiến hành các hoạt động mở rộng và củng cố thị trường khách quốc tế truyền thống: Đông Bắc Á ( Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương ( Singapor, Malayxia, Thái Lan, Úc)
- Tăng cường thị trường cao cấp từ Châu Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha), Châu Mỹ ( Mỹ, Canada)
3.3.1.2. Xúc tiến quảng bá du lịch
- Trước hết, nâng cao hơn nữa vai trò chủ đạo của trung tâm xúc tiến du lịch Hà Giang và các trung tâm vệ tinh trong việc hướng dẫn, quảng bá hình ảnh du lịch, cung cấp thông tin đến khách du lịch bằng việc đầu tư trụ sở hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu theo mô hình của Trung tâm thông tin du lịch SaPa (Lào Cai). - Trước khi xây dựng và thực hiện chương trình, chiến dịch xúc tiến du lịch, các cơ quan chuyên trách phải thực hiên đầy đủ các khâu trong xúc tiến du lịch: nghiên cứu
98
thị trường, định hướng xây dựng sản phẩm gắn chặt với chiến lược thị trường- sản phẩm và chiến lược phát triển thương hiệu, và xúc tiến du lịch.Trong đó, nội dung xúc tiến quảng bá điểm đến Hà Giang, sản phẩm du lịch, thương hiệu phải phù hợp với từng khúc thị trường.
- Khi xây dựng kế hoạch xúc tiến cần xây dựng kế hoạch xúc tiến dài hạn và kế hoạch xúc tiến hàng năm, đồng thời tổ chức đánh giá kết quả xúc tiến nhằm xác định những mặt làm được và chưa làm được để điều chỉnh cho phù hợp với thị trường.
- Kết hợp chặt chẽ với các hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch với các hoạt động giao lưu văn hóa, tôn tạo gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường. Song song chuyên nghiệp hóa các hoạt động xúc tiến du lịch nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch ra thị trường khu vực và quốc tế để thu hút du khách quốc tế và thúc đẩy sự tăng trưởng của du lịch nội địa.
- Tăng cường đầu tư khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông cho hoạt động xúc tiến du lịch, chú trọng phát triển hình thức marketing điện tử (E- marketing) phục vụ công tác xúc tiến quảng bá du lịch; đầu tư đổi mới về hình thức và nội dung, tăng cường, bổ sung và nâng cao chất lượng các ấn phẩm tài liệu quảng bá du lịch như bản tin du lịch, bản đồ, tập gấp, đĩa phim, đồng thời tranh thủ các kênh thông tin đại chúng thông qua các sự kiện của Tỉnh và khu vực có tham gia của Hà Giang.
- Xây dựng hình ảnh thông qua biểu tượng và tiêu đề du lịch. Tổ chức cuộc thi sáng tác biểu tượng và tiêu đề cho du lịch Hà Giang. Đây là cơ sở cho chiến dịch quảng cáo và thiết kế ấn phẩm quảng cáo một cách chuyên nghiệp.
- Quảng cáo giới thiệu nguồn tài nguyên du lịch, sự hùng vĩ của Cao nguyên đá Đồng Văn, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, nét văn hóa mang đậm màu sắc các dân tộc cao nguyên, các sản phẩm dệt lanh truyền thống, những sản phẩm của núi đá cao nguyên….
99
- Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, họp báo triển lãm có tính định kỳ, thường xuyên để tuyên truyền quảng bá về sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Giang.
- Chủ động lập kế hoạch tốt các hội chợ, các hội thảo, các sự kiện về du lịch, tham gia các hội chợ, sự kiện du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu về sản phẩm du lịch. -Tổ chức Fam tour, cùng các nhà chuyên môn du lịch, điều hành du lịch trong và ngoài nước tìm hiểu, đánh giá, khai thác các tài nguyên du lịch, đồng thời thông qua họ quảng bá du lịch Hà Giang không chỉ trong mà còn ngoài nước.
- Phối hợp với các tỉnh xây dựng chương trình qua miền di sản; giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch với Châu Vân Sơn- Vân Nam – Trung Quốc. Đồng thời, phối hợp mở rộng tuyến du lịch Hà Giang ( Việt Nam)- tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
3.3.1.3. Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Hà Giang
- Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Hà Giang trên cơ sở phát triển thương hiệu điểm đến, thương hiệu sản phẩm du lịch, thương hiệu các doanh nghiệp du lịch, các địa danh du lịch. Chiến lược thương hiệu gắn chặt với chiến lược sản phẩm – thị trường và chiến lược xúc tiến quảng bá của Hà Giang.
- Xây dựng nhận thức rõ ràng cho mọi đối tượng tham gia du lịch về phát triển thương hiệu bền vững.
- Phát triển thương hiệu phải được tiến hành một cách chuyên nghiệp lâu dài, đảm bảo tác động trực tiếp đến đến thị trường mục tiêu.