trình tour
Hiện nay, ngoài di tích Văn Miếu-Quốc tử Giám là một điểm tham quan được lưa chọn của rất nhiều chương trình tour của các công ty du lịch, thì các di tích Nho học khác hầu như vẫn chưa là sự lựa chọn của các công ty du lịch. Điểm qua một số chương trình tour của các công ty du lịch trên địa bàn Hà Nội như: Viettravel, Viet Sail travel, Green Lotus travel, Saigontourist Hà Nội,...thì chương trình citytour tham quan Hà Nội thường là: buổi sáng tham quan phố cổ, đền Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc, Lăng Bác, chùa một cột; buổi chiều tham quan Bảo tàng dân tộc học và Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Và có thể khẳng định hầu như trong chương trình tour tham quan Hà Nội của các công ty du lịch đều không có mặt các di tích Nho học.
Bởi thế ban quản lí của các di tích này cần chủ động quảng bá, hợp tác với các công ty du lịch trên địa bàn nhằm đưa di tích vào chương trình tour tham quan của nhiều công ty du lịch. Đơn cử một ví dụ như hiện nay Bát Tràng đã trở thành điểm đến du lịch được lựa chọn của nhiều chương trình tour tham quan Hà Nội, đây là một làng nghề truyền thống làm gốm nổi tiếng của Thủ đô cũng như của cả nước. Nhưng bên cạnh đó Bát Tràng còn là một làng khoa bảng nổi tiếng của Kinh đô xưa. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều những di tích Nho học cùng các hiện vật như bảng vàng, sắc phong, câu đối đại tự,... Nếu chúng ta kết hợp tour tham quan Bát Tràng tìm hiểu về làng nghề gốm truyền thống kết hợp với tìm hiểu về các di tích Nho học và truyền thống khoa bảng của làng cũng sẽ là một hướng đi mới nhằm thu hút khách tham quan.
3.2.6 Phát huy tài nguyên du lịch, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Nho học Nho học
Mọi hoạt động phát triển kinh tế đều liên quan đến sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn , trong đó, nhiều tài nguyên không thể tái tạo
74
hay thay thế được, hoặc khả năng tái tạo phải trải qua một thời gian rất dài. Vì vậy, việc khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch, nhất là tài nguyên du lịch nhân văn là nguyên tắc quan trọng hàng đầu.
Nếu các tài nguyên du lịch được khai thác một cách hợp lý, bảo tồn và sử dụng bền vững, đảm bảo quá trình tự duy trì, tự bổ sung theo những quy luật tự nhiên, hoặc do sự tác động của con người thông qua việc đầu tư, tôn tạo sẽ có thể đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài của du lịch qua nhiều thế hệ.
Bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch vừa là để giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa, bảo vệ cảnh quan; vừa phục vụ cho chính mục đích phát triển du lịch.
Di sản văn hóa Nho học là một loại hình giá trị văn hóa đã ăn sâu, bén rễ trong tiềm thức của người Việt Nam. Vì vậy cần phải có một chiến lược lâu dài, với những quy hoạch đề án hoạt động cụ thể, vừa có những hoạt động mang tính phong trào, ngắn hạn vừa phải có những kế hoạch mang tầm chiến lược để các giá trị của nền Nho học vừa được bảo tồn vừa phát huy tích cực giá trị của nó trong đời sống hiện nay. Du lịch chính là một trong số các giải pháp quan trọng nhằm lưu giữ giới thiệu và duy trì các giá trị văn hóa Nho học.
Muốn vậy, đầu tiên chúng ta cần phải có những giải pháp quy hoạch, hướng ưu tiên cho công tác bảo tồn, đầu tư nâng cấp cải tạo các di tích Nho học. Hiện nay nhiều di tích Nho học của Hà Nội đã bị xuống cấp, hư hỏng vì nhiều nguyên nhân khác nhau cả khách quan và chủ quan. Bởi các công trình đa phần được xây từ nhiều thập kỷ trước nên không tránh khỏi sự tàn phá của thời gian trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở nước ta. Đồng thời, ý thức con người là yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự biến dạng của di tích: sửa chữa, thay đổi,... thậm chí xâm phạm di tích. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải tu bổ, tôn tạo và giải tỏa các hộ dân đang xâm lấn di tích. Tuy nhiên, việc đầu tư nâng cấp, cải tạo và tu bổ các di tích này cần phải tuân theo các nguyên
75
tắc bảo tồn, bảo tàng: giữ gìn các giá trị nguyên gốc, hạn chế tối đa mọi sự thay thế, nhất là thay thế bằng các chất liệu và vật liệu mới.
Mặt khác, để phát triển du lịch, đối với một số di tích có không gian hẹp, còn đặt ra yêu cầu phải đầu tư nâng cấp, cải tạo các di tích để mở rộng không gian cho di tích, thu hút nhiều người đến tham quan. Có những di tích cần tôn tạo theo chiều hướng xây dựng bổ sung cho di tích những công trình phụ trợ để góp phần làm đậm tính lịch sử của di tích lại vừa tăng giá trị thẩm mỹ, lôi cuốn du khách. Ví dụ như ở Khổng Miếu (Sơn Đông-Trung Quốc) có lịch sử trên 2000 năm, mà nay người ta vẫn tiếp tục xây thêm những công tình phụ trợ để làm đẹp thêm di tích. Hay như ở miếu Nhạc Phi (Trung Quốc), người ta cho đắp hẳn một hoạt cảnh bà Nhạc Mẫu viết chữ trên lưng Nhạc Phi. Tượng đắp bằng kích cỡ người thật, thuyết minh hay, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Đây cũng là một hình mẫu rất hay cho các di tích Nho học ở Việt Nam trong việc tôn tạo tu bổ, nâng cấp các di tích để phục vụ du lịch.
Bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Nho học còn là đầu tư cho việc tìm kiếm sử dụng các giá trị văn hóa truyền thống đã in đậm trong tâm thức người Việt như: sự tôn vinh tinh thần hiếu học, khuyến khích những người đỗ đạt, đề cao những người thầy có tài có đức, học trò chuyên cần, hiếu thảo, ngoan ngoãn. Kết hợp các hình thức tôn vinh của người xưa như dựng bia ghi danh tại Văn miếu, Văn thánh, Văn chỉ, Từ chỉ, lập đền, nghè ghi nhớ tưởng niệm với những hình thức mới như dựng tượng, đúc tượng, xuất bản sách, tài liệu giới thiệu, ... cho những người đạt được các danh hiệu cao quý của nghề dạy học như Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, và các học hàm học vị cao như Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến khoa học, Tiến sĩ, những người có thành tích đặc biệt khác trong sự nghiệp dạy và học. Chỉ có một sự tiếp nối phù hợp với các quy chuẩn đạo đức và tập quán xã hội truyền thống mới có thể gìn giữ lâu dài các di sản văn hóa và biến nó thành tài nguyên du lịch hấp dẫn.
76
Bên cạnh đó, việc phát huy giá trị di sản văn hóa Nho học cần tập trung vào việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng về giá trị của di sản văn hóa Nho học đối với đời sống hiện nay. Phát huy các giá trị tiềm ẩn của di sản Nho học trong việc đề cao các truyền thống, giá trị tốt đẹp của dân tộc. Nêu cao tinh thần hiếu học, tu dưỡng đạo đức trong việc xây dựng một xã hội phát triển bền vững, hướng đến một nền giáo dục hiệu quả, thiết thực, mang đậm bản sắc tốt đẹp của dân tộc.
Đẩy mạnh công tác kiểm kê, nhận diện các di sản văn hóa Nho học trên phạm vi toàn thành phố, xây dựng ngân hàng dữ liệu chung về di sản văn hóa Nho học. Cần có kế hoạch tăng cường công tác sưu tầm tài liệu để làm phong phú thêm nội dung trưng bày tại di tích và sáng tạo ra các hình thức họat động phát huy giá trị các hiện vật sưu tầm được. Hướng đến phục dựng lại một số hoạt động học hành, khoa cử của người xưa như: một kỳ thi với các hiện vật phục vụ khoa cử, quan trường, giám khảo, quần áo Tiến sĩ, các nghi lễ công bố kết quả, vinh quy .v.v.
Để việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Nho học được tốt trong bối cảnh hiện nay cần khắc phục sự manh mún, mạnh ai nấy làm cần có sự liên kết trong nghiên cứu, giới thiệu bảo tồn giữa các loại hình di sản Nho học cả vật thể và phi vật thể, cả di tích và di vật, cả tài liệu chữ viết và tài liệu truyền khẩu. Cần thiết lập một mạng lưới liên kết giữa các tổ chức và cá nhân quan tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Nho học trong nước và quốc tế bằng những hình thức tổ chức và hoạt động thích hợp, có sự điều phối chung, mang tính cộng đồng cao.
Đối với di sản vật thể cần có sự nghiên cứu, xác định các loại hình di sản văn hóa Nho học, quan tâm hơn nữa đến các công trình kiến trúc Văn từ, Văn chỉ, đền thờ những vị tiến sĩ,... Xúc tiến xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị các di tích Nho học.
77
Về di vật cần quan tâm khảo sát, nghiên cứu khối di sản Hán- Nôm hiện hữu trong các di tích và trong cộng đồng, đề xuất các phương án phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lâu dài.
Đối với di sản văn hóa phi vật thể cần có kế hoạch sưu tầm, lưu trữ bảo quản lâu dài bằng các phương tiện hiện đại và các phương pháp truyền thống, đồng thời có kế hoạch phát huy hiệu quả loại hình di sản rất dễ bị mai một này.
Cho một Hà Nội hôm nay và ngày mai, những giá trị văn hóa ngàn năm của Hà Nội có sự đóng góp không nhỏ của các giá trị văn hóa di sản Nho học đã, đang và sẽ phải được bảo tồn, phát triển để luôn là thế mạnh thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu.