Thị trường khách là nhân tố quan trọng của sự phát triển du lịch. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch nói chung và du lịch Nho học nói riêng, cần không ngừng mở rộng và phát triển thị trường, bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
Đối với thị trường trong nước: Lượng khách du lịch trong những năm qua có lúc tăng ổn định và trở thành thị trường chủ đạo của du lịch Hà Nội, đòi hỏi phải có chính sách và biện pháp thích hợp để khai thác tốt thị trường này.
Khách du lịch nội địa đến Hà Nội có thể là khách tham quan tự do. Đây là loại khách đi du lịch theo nhóm nhỏ, gia đình, bạn bè với mục đích vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng và tham quan thủ đô trong đó có các di tích Nho học. Thị trường khách này khá đa dạng, có nhiều sở thích khác nhau; tuy nhiên họ đều có chung động cơ du lịch, thời gian lưu trú dài hơn, khả năng chi tiêu khá nhiều vào các hoạt động và dịch vụ du lịch.
Khách du lịch theo các đoàn thường là học sinh, sinh viên, cơ quan đoàn thể. Các đoàn khách trong nước là các cơ quan, đoàn thể đến với các di tích này chủ yếu để tìm hiểu về một loại hình di tích lịch sử, văn hóa, đồng thời cũng tìm hiểu về lịch sử Nho giáo, bề dày của nền giáo dục Nho học nước nhà. Các đoàn khách là học sinh, sinh viên đến thăm quan các di tích Nho học thường với mục đích du lịch về nguồn, khuyến học, phát huy truyền thống hiếu học, hiếu nghĩa tốt đẹp của cha ông, học tập các tấm gương của các vị tiến sĩ. Đây là nhóm thị trường lớn, có nhiều tiềm năng, dễ thu hút tiếp thị.
Khách du lịch hội nghị, hội thảo chiếm thị phần khá lớn. Là trung tâm đầu não của cả nước, lưu lượng khách hội nghị, hội thảo từ các tỉnh qua lại Thủ đô là rất lớn, diễn ra hàng ngày, quanh năm. Nhóm khách này thường là những người có trình độ văn hóa cao, tranh thủ thời gian rỗi, thích tìm hiểu về truyền thống văn hóa của đất nước, nên các tour du lịch chuyên đề về Nho học có khả năng hấp dẫn cao đối với họ.
68
Du khách trong nước đến với thủ đô Hà Nội từ khắp cá tỉnh thành trong cả nước, bởi thế cần tiến hành hợp tác với các công ty lữ hành hoặc mở văn phong đại diện ở các tỉnh, thành phố lớn như Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh …, coi trọng mở rộng phát triển thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
Với vai trò là đầu mối trung tâm phân phối khách quốc tế của miền Bắc, Hà Nội có những ưu thế nhất định đối với thị trường khách quốc tế. Điều này càng đặt ra cho ngành du lịch Hà Nội phải tận dụng được những lợi thế này, đưa ra các chiến lược để hoạt động du lịch đạt kết quả cao nhất.
Thị trường khách du lịch Trung Quốc chiếm thị phần lớn trong thị trường khách du lịch quốc tế tại Hà Nội. Với lượng dân số lớn, khoảng cách địa lý gần; từ các chính sách cởi mở giữa hai nước và sự tương đồng văn hóa Nho học, Trung Quốc sẽ vẫn là thị trường lớn mà thủ đô Hà Nội nói chung và các di tích Nho học nói riêng cần hướng tới.
Đối với thị trường khách du lịch Nhật Bản, Hàn Quốc: Cũng như Việt Nam, các quốc gia Đông Bắc Á chịu ảnh hưởng khá sâu sắc nền văn hóa Nho giáo Trung Quốc. Đối với số đông, sự không xa lạ về văn hóa tuy không gợi lên sự tò mò nhưng ngược lại giúp họ bớt e ngại khi chọn điểm đến là Việt Nam. Họ có thể đi du lịch nhiều lần tới một điểm du lịch nếu như mỗi lần đến lại có những điều mới lạ. Nắm bắt được đặc điểm tâm lý này của du khách, chúng ta có thể khiến khách du lịch quay trở lại Hà Nội nhiều lần nếu như có sự đầu tư hiệu quả trong việc phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch trong đó có sản phẩm du lịch văn hóa Nho học. Đây cũng là thị trường khách có khả năng chi trả cao.
Khách du lịch các nước Đông Nam Á là thị trường quan trọng mà du lịch Việt Nam đang quan tâm thu hút. Hà Nội, trung tâm vùng Bắc Bộ và trung tâm của cả nước sẽ là điểm đến quan trọng của các thị trường khách này khi điều kiện đi lại được cởi mở và thuận tiện hơn. Lào, Thái Lan, Campuchia
69
là những nước có đường biên giới và khoảng cách gần với Việt Nam. Trong thời gian gần đây, lượng khách du lịch từ các nước này càng trở nên quan trọng. Biến động kinh tế-chính trị-xã hội trên thế giới, cũng như dịch bệnh SARS, cúm AH1N1 hoành hành tại nhiều quốc gia đã hạn chế động cơ du lịch và giảm cầu du lịch thế giới, khiến việc thu hút các thị trường gần trở thành giải pháp quan trọng. Với các thị trường gần này, các sản phẩm du lịch Nho học tỏ ra thích hợp để quảng bá.
Thị trường khách du lịch Châu Âu: Đến từ những nước xa xôi, hấp thụ nên văn hóa có tính duy lý, sự tò mò muốn hiểu nhiều hơn về văn hóa phương Đông trọng tình là sự quan tâm và là động cơ du lịch chính của phần lớn khách đến từ Châu Âu. Đến với tour du lịch chủ đề Nho học tại Hà Nội , họ mong muốn tìm hiểu và khám phá nền văn hóa, văn hiến lâu đời chịu ảnh hưởng của Nho giáo như ở Việt Nam rất khác biệt so với văn hóa ở đất nước họ.
Ngoài những thị trường khách trên đây, các thị trường khách thuộc các nước Tây Âu, Đông Âu, châu Mỹ, Bắc Á khác cũng cần được quan tâm khai thác.