Quan điểm, mục tiêu

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị di sản văn hóa Nho học phục vụ du lịch tại Hà Nội cũ - Thực trạng và giải pháp (Trang 66)

Mục tiêu chung về phát triển du lịch Thủ đô được xác định là: Giữ vững vai trò điểm du lịch quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Xây dựng Hà Nội thực sự là một trung tâm thương mại, tài chính - tiền tệ, du lịch của cả nước; tiếp tục đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, đa dạng hóa loại hình, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm; xây dựng Thủ đô thành trung tâm du lịch lớn không chỉ của quốc gia mà còn thành điểm đến có tên tuổi trong khu vực và thế giới.

Để đạt được mục tiêu phát triển chung, mục tiêu cụ thể dự kiến cần hướng tới là: đến năm 2015 Hà Nội đón 2 triệu lượt khách quốc tế, 14 triệu lượt khách du lịch nội địa, bổ sung thêm so với năm 2009 khoảng 3000 phòng cơ sở lưu trú, tạo việc làm cho 70.000 lao động trực tiếp, 400.000 lao động gián tiếp. Đến năm 2020: đón 3 triệu lượt khách quốc tế, 19,6 triệu lượt khách du lịch nội địa, bổ sung thêm so với năm 2015 khoảng 5.000 phòng cơ sở lưu

61

trú. Tạo việc làm cho 100.000 lao động trực tiếp và 600.000 lao động gián tiếp. Phát triển một cách tương xứng các loại hình du lịch văn hóa; du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng.

Du lịch Hà Nội cần phát triển để góp phần củng cố vị thế của một Thủ đô ngàn năm văn hiến, là cầu nối giữa du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực, và trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn, hấp dẫn của khu vự châu Á - Thái Bình Dương và thế giới.

Đối với hoạt động du lịch cả nước, Hà Nội là một trong hai cửa ngõ chính; là đầu mối điều tiết và phân phối khách du lịch quốc tế tới các tỉnh miền Bắc. Vai trò và nhiệm vụ của Hà Nội là phải thực sự trở thành động lực phát triển du lịch của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, của cả miền Bắc cũng như của cả nước. Hà Nội không những phải trở thành một thành phố du lịch có tên tuổi, một trung tâm du lịch tầm cỡ, mà còn phải kết nối với cá địa phương khác trong vùng để tạo thành những sản phẩm liên kết chặt chẽ, cso sức hấp dẫn thu hút khách và tạo ra các luồng khách lớn. Hà Nội cũng phải là trung tâm đầu não cung cấp nguồn nhân lực cho cả khu vực phía Bắc của đất nước.

Trong giai đoạn tới, du lịch Hà Nội được kỳ vọng phát triển mạnh mẽ hơn nhưng phải phát huy và gìn giữ được các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống. Điều này đặc biệt quan trọng với du lịch Hà Nội bởi Hà Nội chứa trong mình các giá trị truyền thống và tinh hoa văn hóa dân tộc. Một mặt, phát triển gắn chặt với bảo tồn, mặt khác, cần phát huy tối đa các giá trị tài nguyên đặc sắc không có ở các quốc gia hay vùng miền khác, gắn kết hài hòa để tạo thành các sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo, có sức thu hút du khách.

Phát triển du lịch giai đoạn tới cần có sự bứt phá, đồng bộ nhưng vẫn phải đảm bảo được yêu cầu phát triển bền vững, vừa phát triển vừa bảo tồn được các giá trị văn hóa, lịch sử và môi trường. Một thành phố đang có đà bứt phá như Hà Nội có đầy đủ điều kiện để tăng tốc, nhưng cần có sự phát triển đồng bộ trên nhiều lĩnh vực để phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch, bởi du

62

lịch là ngành kinh tế tổng hợp, không thể phát triển độc lập, tách rời. Có như vậy, Hà Nội mới giữ được lợi thế quan trọng của một Thủ đô xanh - sạch - đẹp, giữ được vị thế quan trọng đối với du khách trong một tương lai bền vững.

Du lịch Hà Nội cần tập trung phát triển để nâng cao quy mô, chất lượng, đảm bảo tính chuyên nghiệp hóa cao. Vóc dáng của một thành phố du lịch, một thủ đô lớn mạnh có uy tín và hình ảnh trong khu vực sẽ được hình thành và củng cố bởi các dịch vụ đồng bộ, chuyên nghiệp, có chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị di sản văn hóa Nho học phục vụ du lịch tại Hà Nội cũ - Thực trạng và giải pháp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)