Cụm di tích Nho học làng Thượng Cát

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị di sản văn hóa Nho học phục vụ du lịch tại Hà Nội cũ - Thực trạng và giải pháp (Trang 40)

Xã Thượng Cát thuộc huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 20km về phía tây bắc. Thượng Cát là một làng Việt cổ có nhiều dòng họ lớn, cũng là làng có truyền thống khoa bảng với nhiều người đỗ đạt dưới thời phong kiến. Ngày nay, hệ thống đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ các dòng họ,... của làng còn được bảo lưu tương đối nguyên vẹn.

Đền Thái Cực

Đền Thái Cực là một di tích tôn giáo tín ngưỡng, nơi thờ tam giáo Nho, Phật, Lão. Lịch sử tạo dựng và nội dung thờ phụng tại di tích cho ta hiểu rõ thêm về lịch sử dân tộc và những biến động đổi thay của các tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo.

Đền Thái Cực tọa lạc trên một gò đất cao giữa một hồ nước rộng, xung quanh có nhiều cây cổ thụ tạo thêm cảnh quan cho di tích. Đền quay hướng nam nhìn ra cánh đồng lúa ngút ngàn tầm mắt. Các công tình kiến trúc của Đền gồm: Cổng Đền, nhà dải vũ và đền chính kết cấu kiểu chữ Đinh mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn.

Giá trị điêu khắc được thể hiện rõ qua hệ thống tượng thờ tại di tích. Các pho tượng được tạo tác ở các thời kỳ lịch sử khách nhau nên mang phong cách và cách thể hiện trang trí cũng khác nhau. Các pho tượng được tạo tác công phu, tinh xảo, nét chạm chau chuốt thể hiện tính chân dung và mang tính nghệ thuật cao của thế kỉ 18-19.

Các tư liệu Hán Nôm trên chuông đồng, hoành phi, câu đối là nguồn tư liệu quí góp phần tìm hiểu về lịch sử phong tục tập quán của địa phương.

Nhà thờ họ Trần

Nhà thờ họ Trần là di tích Nho học gắn với dòng họ Trần có truyền thống hiếu học và có nhiều người đỗ đạt làm quan to trong triều. Cụ Trần Như Nhật làm quan Thái Bảo thời Lê, kế tiếp sau là nhiều tiến sĩ, cử nhân, tú tài của dòng họ nối tiếp nhau giữ nhiều trọng trách cao trong xã hội đương thời. Dòng họ Trần còn nổi danh là dòng họ có truyền thống yêu nước nồng

35

nàn, tiêu biểu là tinh thần vì dân, vì nước của người con gái họ Trần là bà Trần Thị Sinh đã suốt đời cống hiến cho cách mạng - bà là một chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất.

Nhà thờ họ Trần được xây dựng khá sớm để phụng thờ tổ tiên của một dòng họ. Tuy khối kiến trúc có qui mô nhỏ, song về cơ bản vẫn bảo tồn được những nét kiến trúc tôn giáo cổ truyền. Giá trị nghệ thuật được thể hiện qua khối di vật văn hóa, đặc biệt là bộ sắc phong thần có niên đại trải dài từ thời Lê đến thời Nguyễn. Những di vật này là nguồn tư liệu quí giá để xác định giá trị của di tích, đồng thời góp phần tìm hiểu nghiên cứu phong tục, tập quán của nhân dân địa phương.

Nhà thờ họ Nguyễn

Nhà thờ họ Nguyễn được xây dựng khá sớm cùng với sự tạo dựng và phát triển của xóm làng. Di tích là nơi thờ cúng tổ tiên của dòng họ Nguyễn - nổi danh của vùng bởi truyền thống hiếu học. Dòng họ có hai vị đỗ đại khoa giữ chức Tả thị lang. Dù giữ chức vị cao nhưng những người con ưu tú của dòng tộc luôn nêu cao đức sáng vì dân vì nước, tận tụy với công việc và luôn giữ lễ trung trực liêm chính.

Di tích hiện nay còn bảo lưu được khối kiến trúc vật chất có kiểu thức, bố cục kểu chữ Đinh tương tự như kiến trúc Đình, Đền, Chùa. Tuy từng nếp nhà có sự thay đổi nhưng về cơ bản vẫn bảo tồn được những nét cổ truyền thống.

Nhà thờ họ Đàm

Nhà thờ họ Đàm được xây dựng từ thời Lê, trên một khu đất cao rộng giữa khu vực cư trú của làng. Kiến trúc di tích còn bảo lưu được những nét kiến trúc tôn giáo tôn giáo cổ truyền như: kiểu nhà tường hồi bít đốc, cột trụ lồng đèn, với kết cấu kiểu vì kèo, chồng giường, đặc biệt là kiểu nhà có mái hiên rộng bán mái - một kiểu kiến trúc khá đặc biệt thường gặp ở kiến trúc nhà thờ họ.

Các di vật trong nhà thờ họ như: bia đá, hoành phi, câu đối, khám thờ...là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ thuộc thế kỷ 19. Ngoài

36

ra, các di vật này cong là nguồn tư liệu quý góp phần tìm hiểu lịch sử, phong tục, tập quán địa phương cũng như lịch sử phát triển của một dòng họ.

Cùng với những di tích Nho học kể trên, làng Thượng Cát ngày nay còn lưu giữ nhiều di tích khác như: nhà thờ dòng họ Đinh, họ Vũ,... đình Thượng Cát, chùa Kỳ Vũ hay còn gọi là chùa Cổ Giác, đền Đông Ba. Những di tích này cho thấy rõ bề dày lịch sử của vùng quê Thượng Cát, một làng quê có nguồn gốc lịch sử lâu đời.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị di sản văn hóa Nho học phục vụ du lịch tại Hà Nội cũ - Thực trạng và giải pháp (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)