Vân Điềm là một làng cổ, trước thể kỷ 19 là xã của tổng Hà Lỗ, huyện Đông Ngàn, tên nôm là Kẻ Đóm. Trước cách mạng tháng 8/1945, Vân Hà thuộc tổng Hà Lỗ, huyên Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (huyện Từ Sơn trước thuộc phủ từ Sơn). Năm 1961, nhập về huyện Đông Anh- Hà Nội và giữ nguyên tên gọi đến nay. Trong suốt quá trình lịch sử, Vân Điềm gắn bó mật thiết với Đông Ngàn - vùng đất có nền văn hóa Nho học phát đạt thuộc loại nhất nhì đất nước.
Nhà thờ họ Nguyễn Lân
Nhà thờ họ Nguyễn Lân là một công trình kiến trúc tín ngưỡng, nơi tưởng niệm, thờ cúng tổ tiên nên nội dung thờ cúng gắn liền với sự sinh tồn và phát triển của dòng họ Nguyễn Lân, xã Vân Hà. Những người đỗ đạt cao trong dòng họ khi ra làm quan đều có những đóng góp cho dân làng, cho đất nước. Tiến sĩ Nguyễn Lân-một nhân vật lịch sử lớn của thời phong kiến, người đã có công giúp nước trong triều Lê, cụ được nhân dân mến mộ vì đức, vì tài, mang lại lợi ích cho nhân dân cho đất nước
Nhà thờ được tọa lạc trên thửa đất rộng độc lập, thoáng mát, mở hướng Nam, chứng tỏ từ xưa các bậc tổ tiên của dòng họ tìm vị thế đắc địa nơi giao hòa giữa trời đất và con người. Kết cấu mặt bằng kiến trúc di tích thể hiện rõ trật tự lớp lang và đạo lý đó là đi qua cổng đến sân lên hè rồi
Tuy mặt bằng không lớn nhưng kiến trúc nhà thờ vẫn bảo lưu được những nét đẹp cổ truyền của lối kiến trúc cổ Việt Nam. Các đơn nguyên kiến trúc được bố cụ hài hòa, tạo cho nhà thờ một vẻ đẹp bình dị ăn nhập với cảnh quan xung quanh. Đó là sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người; sự dung nạp và hòa đồng giữa gia đình và xã hội, giữa họ tộc với xóm làng, giữa con người với cộng đồng.
39
Bên cạnh giá trị lịch sử, kiến trúc, nhà thờ họ Nguyễn Lân còn bảo lưu được những di vật có giá trị nghệ thuật cao tiêu biểu như: hoành phi, câu đối, ngai thờ, bài vị…mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 19. Đây là những di vật được chạm khắc công phu, trau chuốt, tỷ mỷ với đề tài chủ đạo là hổ phù, rồng chầu, vân mây, văn triện, tứ quý, tứ linh, cúc mãn khai…mang giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao.
Di tích nhà thờ họ Nguyễn Lân, không chỉ là tài sản của một dòng họ, mà đã góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Chính vì lẽ đó mà nhà thờ họ Nguyễn Lân xứng đáng được trân trọng gìn giữ, bảo quản và phát huy giá trị.
Nhà thờ họ Đồng
Nhà thờ là nơi thờ và t ưởng niệm các cụ tổ của dòng họ Đồng đặc biệt có tiến sĩ Đồng Nhân Phái , mô ̣t người con của dòng ho ̣ , mô ̣t nhân vâ ̣t li ̣ch sử có tiếng đã có nhiều công lao đóng góp cho triều Hậu Lê , ngườ i đươ ̣c dân làng mến mộ vì đức vì tài. Ông từng giữ những chức quan cao của triều đình . Nhà thờ họ Đồng là mô ̣t công trình kiến trúc tín ngưỡng d ạng nhà thờ họ. Di tích tồn ta ̣i gắn liền với sự sinh tồn và phát triển của dòng ho ̣ . Giá trị của di tích đươ ̣c thể hiê ̣n trên nhiều lĩnh vực . Ngôi từ đường với kết cấu kiến trúc không có nhiều trang trí những đều là các mảng chạm khắc được những nghê ̣ nhân miêu tả sống đô ̣ng , đe ̣p mắt có giá tri ̣ mỹ thuâ ̣t .
Giá trị nghệ thuật nổi trô ̣i ở di tích tâ ̣p trung vào các đồ thờ tự . Hương án được chạm lộng , chạm thủng , chạm bong kênh với những họa tiết trang trí cầu kì ta ̣o sự thâm nghiêm và sống đô ̣ng .
Các di vật đồ thờ trong di tích với các trang trí nghê ̣ thuâ ̣t đe ̣p ta ̣o nên giá trị cho di tích riêng biệt hẳn so với các công trình xây dựng dân dụng khác ở xung quanh .
Cũng như nhiều làng khoa bảng trên đất Thăng Long- Hà Nội, ở Vân Điềm cho đến nay ngoài các nhà thờ các dòng họ khoa bảng, danh nhân, còn lưu giữ được một hệ thống đình, chùa, Văn chỉ.
40
2.3. Đánh giá thực trạng khai thác các giá trị di sản văn hóa Nho học phục vụ du lịch tại Hà Nội cũ.