Cụm di tích Nho học làng Đông Ngạc

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị di sản văn hóa Nho học phục vụ du lịch tại Hà Nội cũ - Thực trạng và giải pháp (Trang 35)

Xã Đông Ngạc thuộc huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 12 km về phía tây bắc. Hiện nay tại Đông Ngạc còn lưu giữ được một hệ thống đình chùa, đền miếu, văn chỉ, nhà thờ các dòng họ...Hầu hết các di tích này in đậm dấu ấn của các danh nhân và các dòng họ khoa bảng, những người làm quan trong làng, đến truyền thống hiếu học và khoa bảng của làng.

Văn chỉ Nhật Tảo

Văn chỉ thôn nhật Tảo được xây dựng để thờ phụng những vị tiên hiền đỗ đạt của làng.

Văn chỉ Nhật Tảo được xây dựng trên một gò đất cao, kề sát khu cư trú của làng. Kiến trúc Văn chỉ bố cục kiều chữ “Đinh” gồm tiền tế và hậu cung. Nhà tiền tế nhìn về phía Nam, phía trước là cánh đồng rộng mêng mông, bên phải là cây cầu Thăng Long chạy song song tạo cho di tích một vẻ đẹp thiên nhiên bình dị. Nhà tiền tế một dẫy nhà 3 gian, 2 trái, mái lợp ngói mũi hài cổ, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh. Tường bao nhà tiền tế và hậu cung xây bằng gạch Bát Tràng cổ, tường để mộc không trát.

Hậu cung là một nhà 3 gian rộng lòng, cũng xây kiểu tường hồi bát đốc, mái lợp ngói mũi hài, 2 đốc mái đắp nổi hình rồng cách điệu. Trong hậu

30

cung xây 3 bệ thòa cao 1.5m để đặt bát hương thờ phụng các vị tiên hiền đỗ đạt của làng.

Di tích hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật như: 1 tấm bia tạc bằng đá ghi lại họ tên các vị đỗ đạt của làng, 3 bát hương sứ màu lam, 1 hương án sơn son, 1 bộ thanh đao sơn son,...

Mỗi năm đến ngày hội làng, ngày 10 tháng 2 âm lịch, dân làng tổ chức lễ hội rất trọng thể và có rước kiệu thánh từ đình về văn chỉ để tế, sau đó lại rước về đình.

Nhà thờ họ Phan

Nhà thờ họ Phan tọa lạc trên khu đất rộng, ngoài phần kiến trúc, di tích còn có khuôn viên cây xanh, một ao nước trong ở phía trước tạo cảnh quan và sự tĩnh mịch cho kiến trúc thờ cúng.

Nhà thờ họ Phan là một trong những nhà thờ cổ ở nước ta hiện nay được xây dựng từ thế kỷ 16, có quy mô kiến trúc tương đối lớn gồm hai nếp nhà ngang tạo thành, rộng 3 gian 2 dĩ xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Nghệ thuật trang trí tập trung ở hai bộ vì hồi. Bằng các thủ pháp chạm nổi, long kênh các nghệ nhân xưa đã thể hiện thành công các đề tài hoa cúc, biểu tượng của sức mạnh mặt trời. Rồi những vân mây, đuôi đao mác to mập, thẳng tắp về phía sau. Mang phong cách nghệ thuật thế kỉ 17. Các nét chạm được thể hiện uyển chuyển, tinh tế và giàu chất nghệ thuật.

Nhà thờ họ Phan hiện nay đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần, tuy nhiên bên trong các nếp nhà, những thức vì cổ xưa vẫn được bảo tồn nguyên vẹn các mảng chạm khắc rất sinh động qua hai thời Lê - Nguyễn. Nơi đây vẫn bảo lưu được một số di vật mang giá trị lịch sử văn hóa cao gồm: cuốn gia phả ghi chép lịch sử của dòng họ bắt đầu từ tiến sĩ Phan Phu Tiên đến các chi ngành, 2 câu đối cổ, 3 bức hoành phi, 1 bức cửa võng, khám thờ, bát bửu cùng nhiều loại bát hương, cây đèn, mâm bồng, quả đựng nước,...

Là từ đường của một dòng họ đại khoa, di tích gắn bó mật thiết với các vị khoa bảng trong lịch sử giáo dục truyền thống của dân tộc như danh nhân Phan

31

Phu Tiên, tiến sĩ Phan Trọng Phiên, nhà yêu nước Phan Văn Trường. Với nhiều người đỗ tiến sĩ, cử nhân, tú tài dòng họ Phan đã có những đóng góp lớn trong việc giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước. Sự thành đạt của dòng họ cũng đã góp phần tạo nên tiếng thơm, truyền thống hiếu học của vùng quê Đông Ngạc nổi tiếng, làng văn hiến đã được lưu truyền từ xưa đến nay.

Ngoài ra còn phải kể đến những nhà thờ khác như nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Phạm, nhà thờ họ Đỗ, nhà thờ họ Nguyễn,...đều là những di tích lịch sử có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cao. Việc thờ phụng tổ tiên, giáo dục con cháu vẫn luôn được nhắc đến thông qua những ngôi nhà thờ này. Mối liên kết họ hàng và việc thờ cúng tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Các ngôi nhà thờ họ luôn là những di tích có giá trị văn hóa khoa học và xã hội lớn.

Dân gian xưa có câu: "Đất Kẻ Giàn, quan Kẻ Vẽ" hay "Thơ Mỗ, phú Cách, sách Vẽ" (nghĩa là: thơ làng Đại Mỗ, phú làng Cách Thượng Trì, văn sách làng Vẽ), để ca ngợi truyền thống khoa bảng của làng Đông Ngạc. Ngay từ cuối thời Trần làng đã có cụ Phan Phu Tiên đỗ Thái học sinh năm Quý Dậu (1393). Thời Lê có 12 người đỗ tiến sĩ, dưới triều Nguyễn làng có 9 người đỗ tiến sĩ. bên cạnh đó là một số lượng lớn các cử nhân, hương cống, tú tài.

Đông Ngạc không chỉ là làng quê nổi tiếng khoa bảng, lắm quan sang, mà nơi đây còn lưu lại nhiều vết tích văn hóa của các thời đại như: ngôi chùa cổ Tư Khánh, đình Vẽ, khu mộ Hán cùng cây hương đá, giếng nước đá,...và cả những ngôi từ đường liên quan đến những dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt làm quan. Đây là một địa chỉ du lịch hấp dẫn cho những du khách muốn tìm hiểu về truyền thống Nho học, khoa bảng cũng như những giá trị lịch sử văn hóa khác của Thăng Long Hà Nội.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị di sản văn hóa Nho học phục vụ du lịch tại Hà Nội cũ - Thực trạng và giải pháp (Trang 35)