Cụm di tích Nho học làng Tả Thanh Oai

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị di sản văn hóa Nho học phục vụ du lịch tại Hà Nội cũ - Thực trạng và giải pháp (Trang 42)

Làng Tả Thanh Oai nằm ở ven bờ sông Nhuệ thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 15km. Là một làng cổ ven kinh thành Thăng Long xưa, Tả Thanh Oai là làng có truyền thống văn học, khoa bảng nổi tiếng.

Là một làng khoa bảng nên những dấu ấn về truyền thống Nho học, truyền thống văn hóa Nho giáo của Tả Thanh Oai hiện lên rất rõ nét qua các công trình kiến trúc - văn hóa. Ngoài đình làng, Minh Ngự lâu, năm ngôi chùa, ở đây còn có một hệ thống các di tích chứa đựng nguồn tài liệu Hán Nôm phong phú (gồm văn bia, bảng khắc gỗ, hoành phi câu đối...) gắn với các dòng họ và các danh nhân khoa bảng

Nhà thờ và lăng mộ danh nhân văn hóa Ngô Thì Nhậm

Ngô Thì Nhậm là một danh nhân văn hóa ở thế kỷ 18 của nước ta. Là một nhà thơ, nhà văn, nhà ngoại giao, chính trị, nhà sử học uyên bác tài năng, ông đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm nổi tiếng và quý giá. Ông là một tấm gương sáng của vị quan thanh liêm, đức độ, chăm lo nghiên cứu trước thuật và trên hết là người yêu nước thương dân. Ngô Thì Nhậm đã góp phần hun đúc, vun trồng nên một truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô, của đất nước.

Cụm di tích bao gồm: nhà thờ và lăng mộ danh nhân Ngô Thì Nhậm. Nhà thờ là một ngôi nhà ba gian xây dựng đơn giản. Bên trong được xây theo

37

kiểu: chồng rường giá chiêng. Cách đó không xa là khu lăng mộ cụ Ngô Thì Nhậm. Khu lăng mộ bao gồm: cổng lăng, nhà khách, lối vào, phần mộ, xung quanh là hệ thống các cây cảnh và cây ăn quả.

Khu nhà thờ và lăng mộ Ngô Thì Nhậm tuy giản dị như chính cuộc đời của danh nhân, nhưng lại mang ý nghĩa to lớn, minh chứng cho truyền thống hiếu học, trọng đạo của tổ tiên ta trên mảnh đất nghìn năm văn hiến của thủ đô Hà Nội. Sự tồn tại của cụm di tích còn thể hiện lòng trân trọng của nhân dân ta đối với các bậc thần bối của dân tộc, góp phần làm phong phú cho loại hình di tích của thủ đô Hà Nội.

Nhà thờ họ Ngô Vi

Nhà thờ họ Ngô Vi là di tích tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dòng họ, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc trong việc trân trọng và gìn giữ đối với những giá trị di sản truyền thống của dân tộc. Dòng họ Ngô Vi cũng là một dòng họ khoa bảng có nhiều bậc đại khoa, trung khoa từng giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình. Họ đã đóng góp tinh thần và trí tuệ để làm nên trang sử vẻ vang cho vùng đất Thanh Đàm xưa và làm rạng danh nền khoa bảng nước nhà.

Nhà thờ họ Ngô Vi là một di tích có quy mô kiến trúc trang nhã, được dựng trên một thế đất đẹp ngay sát đường làng. Các hạng mục kiến trúc hiện nay của di tích tuy mới được trùng tu trong những năm gần đây, song vẫn bảo lưu được những nét đặc trưng của kiến trúc cổ truyền với các vì kèo quá giang, trang trí trên kiến trúc đơn giản nhưng khỏe khoắn, vững chắc. Hệ thống di vật của nhà thờ còn lại không nhiều nhưng có giá trị về mặt lịch sử, nghệ thuật. Đặc biệt là 2 tấm bia đá là những tư liệu hán nôm quý giá không chỉ ghi chép về lai lịch dòng họ mà còn mang giá trị nghệ thuật cao với những đường nét chạm khắc bay bổng, uyển chuyển, khéo léo, góp phần làm phong phú cho kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.

Ngày nay, làng Tả Thanh Oai còn lưu giữ được nhiều nhà thờ dòng họ khoa bảng, nhà thờ danh nhân khác thể hiện sự tôn vinh đối với đạo học như:

38

nhà thờ họ Đào Đức, nhà thờ họ Phạm Văn, nhà thờ họ Phan, nhà thò họ Ngô Chi Ất, nhà thờ họ Nguyễn Duy,...

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị di sản văn hóa Nho học phục vụ du lịch tại Hà Nội cũ - Thực trạng và giải pháp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)