Hoạt động kinh doanh du lịch tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị di sản văn hóa Nho học phục vụ du lịch tại Hà Nội cũ - Thực trạng và giải pháp (Trang 26)

Trong những năm qua du lịch Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận và ngày càng khẳng định vị trí, tầm quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sản phẩm du lịch

Lịch sử ngàn năm Thăng Long - Hà Nội đã để lại cho thủ đô nhiều di sản văn hóa quý giá. Với việc mở rộng địa giới, số lượng các di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề, phố nghề truyền thống của Hà Nội được tăng lên rất nhiều. Đây thực sự là thế mạnh của Hà Nội để phát triển nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Tại khu vực nội thành, các sản phẩm du lịch tiêu biểu được tổ chức ở thủ đô Hà Nội là:

21

- Du lịch thăm quan di tích văn hóa, lịch sử, nghiên cứu văn hóa dân tộc, tham quan phố cổ, các điểm danh thắng của thủ đô;

- Du lịch ẩm thực

- Du lịch tham quan mua sắm hàng thủ công, mỹ nghệ, các làng nghề; - Du lịch lễ hội;

- Du lịch hội thảo, hội nghị (du lịch MICE); - Du lịch đường thủy;

- Du lịch sinh thái.

Tuy vậy sản phẩm du lịch của thủ đô chưa thực sự phong phú, chưa thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa của thủ đô. Ngày nay du khách trong và ngoài nước am hiểu văn hóa, lịch sử đến Hà Nội với mong muốn khám phá chiều sâu văn hóa, lịch sử, tâm linh chứ không phải là một sự du ngoạn bề nổi. Nếu chỉ thỏa mãn bề nổi, chắc chắn du khách khó có thể đến Hà Nội lần thứ 2. Bởi Hà Nội không có nhiều công trình văn hóa, nghệ thuật cổ kim hoành tráng hấp dẫn du khách như nhiều thủ đô của các nước khác trên thế giới. ngược lại Hà Nội hấp dẫn du khách bởi chính hương đất, hồn người Kinh Kỳ - Kẻ Chợ phải mất hàng nghìn năm hun đúc, đến nay vẫn giữ được vẻ cổ xưa.

Di sản văn hóa Nho học cũng là tiềm năng trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội. Tuy nhiên, ngoài Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày nay đã trở thành một địa điểm du lịch yêu thích của du khách trong và ngoài nước thì các di tích Nho học như các Văn từ, Văn chỉ, nhà thờ dòng họ khác hầu như bị bỏ quên.

Số lượngkhách du lịch

Từ năm 1990 đến nay, hình ảnh thủ đô Hà Nội tươi đẹp, an toàn thân thiện với bản sắc văn hóa độc đáo được biết đến ngày càng rộng rãi trên thế giới đã thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Việt Nam. Từ năm 1992 đến năm 1997, lượng khách quốc tế đến Hà Nội tăng gần 2 lần. Từ năm 2000, lượng khách đã có sự gia tăng đáng kể nhờ những chủ trương và hành động kịp thời của ngành du lịch. Thông qua các hoạt động tuyên truyền quảng bá,

22

các lễ hội, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng đã gặt hái được những kết quả đáng mừng. Việt Nam đã và đang trở thành "điểm đến của thiên niên kỷ mới" với những chương trình hành động quốc gia về du lịch. Chính vì vậy, giai đoạn từ năm 2000 trở về đây, số lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tăng lên rất nhanh, đạt mức tăng trưởng bình quân 16,5%, chiếm trên 30% lượng khách quốc tế vào Việt Nam.

Năm 2008, dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu số du khách quốc tế đến Hà Nội vẫn đạt con số gần 545 nghìn lượt gần bằng với lượng khách quốc tế đến Hà Nội năm 2007. Năm 2010 với đại lễ 1000 năm và năm Du lịch quốc gia 2010 được tổ chức tại Hà Nội, Hà Nội đã đón 544 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2009.

(Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội)

Năm Tổng số Khách Quốc tế Khách Việt Nam 2005 5,339,990 1,109,630 4,230,360 2006 6.010.000 1110000 4,900,000 2007 6.698.271 1,298,271 5,400,000 2008 8.941.130 1,271,370 7,669,760 2009 10.213.334 1,013,334 9,200,000 2010 11.919.500 1,227,500 10,692,400

Bảng 2.1 Số lượt khách đến Hà Nội từ năm 2005 đến 2010

Chúng ta có thể thấy du khách nước ngoài đến Hà Nội từ rất nhiều nước khác nhau. Theo thống kê, hiện nay khách du lịch quốc tế đến Hà Nội từ hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, quốc gia có lượng khách đến Hà Nội nhiều nhất là Trung Quốc, cụ thể năm 2000 là 80,058 lượt khách, năm 2009 là 122,972 lượt khách, và năm 2010 lượng khách Trung Quốc tới Việt Nam tăng gấp đôi so với năm 2000, đạt 163,849 lượt khách. Xếp sau Trung Quốc có thể kể đến các nước như là Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ,...

Hà Nội là thủ đô của đất nước và cũng là nơi tụ hội người dân của mọi miền tổ quốc. Khách trong nước đến Hà Nội để đi du lịch trên địa bàn thành

23

phố và thông qua Hà Nội để đi du lịch ở các tỉnh lân cận như tham quan di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh, đi lễ hội, đi hội nghị, hội thảo,...

Từ năm 1992 đến 1999 lượng khách nội địa đến Hà Nội tăng trưởng bình quân 10%/năm. Năm 2008, lượng khách du lịch trong nước đến Hà Nội đạt khoảng 725 nghìn lượt người. Năm 2010, lượng khách nội địa đến Hà Nội đạt 1,155 triệu lượt khách, tăng gần gấp đôi so với năm 2009 do Hà Nội tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội

Doanh thu từ du lịch

Những năm qua, với việc thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, du lịch Hà Nội đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô. Nhìn vào giá trị thu nhập hàng năm du lịch Hà Nội mang lại, với mức gia tăng từ 445 tỷ đồng năm 1993 lên 2.850 tỷ đồng năm 2000 (cao hơn gấp 6 lần năm 1993), năm 2006 đạt 13.950 tỷ đồng và năm 2008, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới có ảnh hưởng lớn tới du lịch, song vẫn đạt 23.800 tỷ đồng và tới năm 2010, doanh thu từ du lịch của Hà Nội đạt 27.000 tỷ đồng; cho thấy vai trò to lớn của ngành du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô. Thời gian qua, cơ cấu kinh tế của thủ đô đã dần chuyển dịch theo hướng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ ngày một tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm. Có được điều đó, có phần đóng góp không nhỏ của ngành du lịch.

Hệ thống các doanh nghiệp du lịch

Để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách đến Hà Nội ngày càng tăng, trong những năm qua, hệ thống các doanh nghiệp du lịch Hà Nội cũng đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hà Nội hiện có khoảng 1400 doanh nghiệp lữ hành, trong đó doanh nghiệp lữ hành quốc tế là 400 và doanh nghiệp lữ hành nội địa là 1000, khoảng 2000 cơ sở lưu trú du lịch, hơn 100 doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch và hơn 500 cơ sở kinh doanh giải trí.

Các doanh nghiệp vận chuyển khách được đầu tư các phương tiện vận chuyển chất lượng cao với khoảng 1500 ô tô các loại cùng với hàng trăm xe xích lô phục vụ khách . Hiện nay có khoảng 80% doanh nghiệp lữ hành quốc

24

tế của Hà Nội thường xuyên cung cấp dịch vụ cận chuyển chất lượng cao, sử dụng các loại xe du lịch đời mới, có nhiều tiện nghi phục vụ du khách. Tàu chở khách trên sông Hồng được nâng cấp thường xuyên. Tàu hỏa du lịch tuyến Hà Nội - Lào Cai (đưa khách du lịch tới Sa Pa, Bắc Hà) cũng được đầu tư trang thiết bị và tổ chức dịch vụ du lịch văn minh. hiện đại.

Cơ sở lưu trú và dịch vụ

Những năm gần đây, hình ảnh thủ đô Hà Nội tươi đẹp, an toàn, thân thiện với bản sắc văn hóa độc đáo được biết đến ngày càng rộng rãi trên thế giới đã thu hút ngày cành nhiều du khách đến với Việt Nam. Việc này đòi hỏi phải phát triển cơ sở hạ tầng du lịch phù hợp, tương xứng với tốc độ tăng trưởng của du lịch Hà Nội. Hệ thống khách sạn ở Hà Nội đã có những bước phát triển rõ rệt. Ngoài việc số lượng tăng lên nhanh chóng, hai yếu tố quan trọng làm thay đổi nội dung hoạt động khách sạn, đó là sự xuất hiện của các khách sạn có vốn đầu tư liên doanh với nước ngoài và sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là các khách sạn tư nhân. Các dịch vụ phục vụ khách trong khách sạn trở lên phong phú, đa dạng với đội ngũ lao động được đào tạo và tuyển chọn phù hợp theo yêu cầu của từng nghiệp vụ trong khách sạn.

Hiện nay tổng số các cơ sở lưu trú tại Hà Nội khoảng 2000 cơ sở với 41.600 phòng, trong đó số khách sạn được xếp hạng là 212 khách sạn với tổng số 11.676 phòng.

(Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội)

Loại KS 5 sao 4 sao 3 sao 2 sao 1 sao Tổng số

Số KS 11 10 26 101 64 212

Số phòng 3.84 1.66 2.13 3.08 974 11.676 Bảng 2.2 Số lượng khách sạn được xếp hạng trên địa bàn Hà Nội

Theo thống kê, Hà Nội hiện có 11 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao. Trong số này có khách sạn hơn 100 tuổi Sofitel Metropole Hà Nội, nơi mà danh hài Charlie Chaplin, tiểu thuyết gia Somerset Maugham và ngôi sao điện

25

ảnh Jane Fonda từng đến. Ngoài ra còn phải kể đến các khách sạn hiện đại và sang trọng như Charmvit Plaza với 564 phòng và Crown Plaza với 393 phòng mới được xây dựng. Bên cạnh các khách sạn 5 sao, Hà Nội còn có 10 khách sạn 4 sao và 26 khách sạn 3 sao với chất lượng khác cao, tương đương hoặc có chất lượng cao hơn các khách sạn cùng loại trên thế giới và khu vực. Hầu hết các khách sạn đều có các tiện nghi phục vụ ăn uống phong phú như nhà hàng, quán bar, cà phê, trung tâm thương mại, các phòng tiện nghi phục vụ hội thảo, hội nghị. Đặc biệt các khách sạn trên 300 phòng thường có các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí như bể bơi, sân tennis, phòng tập thể dục thể thao, vũ trường, câu lạc bộ,...

Tuy đã có những bước tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng, tình trạng thiếu khách sạn và giá phòng cao vẫn là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến du lịch Hà Nội. Tình trạng thiếu hụt khách sạn đặc biệt là khách sạn có qui mô lớn từ 300-500 phòng. Vì thế việc đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch, đặc biệt vào những mùa cao điểm, các ngày lễ, dịp tổ chức các sự kiện lớn có ý nghĩa quốc gia và quốc tế rất khó khăn. Bên cạnh đó giá phòng ở Hà Nội cũng là vấn đề đáng quan ngại. Trong 5 điểm du lịch hút khách nhất là Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Phan Thiết, Đà Lạt, Hội An thì thủ đô là nơi có giá phòng cao nhất

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị di sản văn hóa Nho học phục vụ du lịch tại Hà Nội cũ - Thực trạng và giải pháp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)