Cụm di tích Nho học làng Bát Tràng

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị di sản văn hóa Nho học phục vụ du lịch tại Hà Nội cũ - Thực trạng và giải pháp (Trang 37)

Xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 15 km về phía đông nam. Người dân Bát Tràng không chỉ tự hào về một làng gốm nổi tiếng ngay từ thế kỉ 15 đã chế ra được men lam và đầu thế kỉ 17

32

chế ra men rạn mà còn tự hào về một làng văn có nhiều người đỗ đạt cao. Cùng với truyền thống khoa bảng, làng cổ Bát Tràng còn lưu giữ được một hệ thống các di tích Nho học gồm văn từ, đền thờ tiến sĩ,...cho đến ngày nay.

Văn từ Bát Tràng

Văn từ Bát Tràng là một di tích có niên đại xây dựng sớm, trải qua thời gian, tháng năm và binh hoả, di tích hiện nay đã được trùng tu sửa chữa, khôi phục được dáng vẻ ban đầu. Căn cứ vào nguồn tư liệu dân gian của địa phương và các cụ cao tuổi trong Tiểu ban quản lý di tích Văn từ Bát Tràng cho biết, di tích được xây dựng từ thời gian rất sớm, vào khoảng thế kỷ 15.

Văn từ Bát Tràng thờ Khổng Tử, các học trò ưu tú của Khổng Tử và đặc biệt là các danh nhân khoa bảng của làng, trong đó nổi bật nhất là Trạng nguyên Giáp Hải

Văn từ Bát Tràng được xây dựng trên một khu đất giữa làng Bát Tràng, phía sau đình làng Bát Tràng. Di tích bao gồm các hạng mục kiến trúc như: Nghi môn và kiến trúc chính là tiền đường và hậu cung kết cấu kiểu chữ “Nhị”. Tiền đường xây kiểu đầu hồi bít đốc gồm 5 gian 2 dĩ, mái lợp ngói ta, bờ nóc đắp ngói bò. Nếp nhà thứ hai, gọi là hậu cung được chia làm 5 gian 2 dĩ, vì kèo giống nhà tiền tế, là dạng vì kèo quá giang kẻ suốt chốn cột. Gian chính giữa tạo một khung hình chữ nhật đắp cuốn thư, không trang trí.

Hiện nay, di vật tại di tích không còn nhiều, các di vật chủ yếu có niên đại muộn như : Lư hương bằng đá có niên đại khoảng thế kỷ 19, màu xám đen, vành miệng tạo gờ trang trí hoa văn chữ triện; Bia công đức, chiêng, trống thờ bằng gỗ và da, cùng nhiều các tư liệu hán nôm hoành phi câu đối.

Tại một làng quê giàu truyền thống văn hoá, nơi sinh ra những tiên Nho tiên hiền, việc tôn thờ Khổng Tử và những danh nhân khoa bảng của làng ở Văn từ, văn chỉ là niềm tự hào, là nguồn động viên khuyến khích các thế hệ con cháu đời sau noi gương. Chính vì vậy, hàng năm ở đây đã tổ chức lễ Khuyến học cho thế hệ trẻ của làng.

33

Nhà thờ họ Vũ

Nhà thờ họ Vũ là nơi thờ cúng tổ tiên và tưởng niệm các nhân vật của dòng họ Vũ ở Bát Tràng. Đó là Quốc công Vũ Ngang người đã kiên trung, hết lòng vì nghĩa phò tá Thái Tổ Cao Hoàng đế và tiến sĩ Vũ Văn Tuấn - quan tuần phủ Hưng Hóa sau thăng Thị độc Viện Hàn Lâm phụng nghị đại phu.

Kiến trúc nhà thờ gồm một tòa nhà 3 gian 2 dĩ, xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói ta. Toàn bộ kết cấu gỗ ở đây là loại gỗ trai, chắc, có màu sẫm.

Hiện di tích còn giữ được một số hiện vật như: 2 đạo sắc phong, 1 cuốn gia phả của dòng họ, ngai thờ, án thư và 4 đôi câu đối.

Tìm hiểu về qua trình hình thành và phát triển nhà thờ cũng như dòng họ Vũ là một nguồn tư liệu quí trong việc nghiên cứu qua trình lập làng cổ Bát Tràng. Dòng họ Vũ là một dòng họ lớn, có lịch sử tạo dựng từ lâu đời có nhiều đóng góp vào sự hình thành phát triển của làng và truyền thống văn hóa tốt đẹp của vùng quê nổi tiếng này. Đây chính là một địa chỉ cho việc giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Bên cạnh hệ thống các di tích Nho học, cũng như mọi làng quê Việt Nam xưa, làng Bát Tràng có cả một quần thể cơ sở phụng tự như: đình Bát Tràng, hào chỉ, chùa Kim Trúc, miếu Hương hiền thờ những người hiền,... Văn từ, các nhà thờ họ Bát Tràng nằm trên một vùng đất cổ với làng nghề truyền thống nổi tiếng, các di tích đình - đền cổ kính… Với ý nghĩa tự có của hai chữ “Văn từ”, “văn chỉ”, sự hiện diện của Văn từ Bát Tràng và hệ thống di tích Nho học nơi đây càng làm tăng lên giá trị của một làng cổ ven đô. Đó là một trong những điểm thu hút khách du lịch muốn tham quan, tìm hiểu rõ về làng cổ Bát Tràng.

34

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị di sản văn hóa Nho học phục vụ du lịch tại Hà Nội cũ - Thực trạng và giải pháp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)