Vai trò cộng đồng trong quá trình xã hội hóa em gá

Một phần của tài liệu Quan hệ nàng dâu - mẹ chồng và văn hoá ứng xử trong gia đình người Việt đồng bằng sông Hồng (Trang 50)

- Ly hươni> (lịch: những chức dịch dương thứ.

3.1.3.Vai trò cộng đồng trong quá trình xã hội hóa em gá

10 UB ND xã Dương Nôi: báo cáo tổng kết năm 2002 (lưu Văn phòng UB ND xã).

3.1.3.Vai trò cộng đồng trong quá trình xã hội hóa em gá

Gia đình dù có vai trò xã hội hóa quan trọng nhimg cũng chỉ là một trong nhiều thiết chế của xã hội. Ngoài giáo dục trực tiếp của gia đình, trẻ em còn bị ảnh hưởng giáo dục gián tiếp từ cộng đồng. Xã hội Việt Nam đã trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và các giá trị văn hóa ở Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi cùng với sự thay đổi của xã hội: từ giá trị Khổng giáo đến ảnh hưởng văn hóa Phương Tây (qua quá trình thực dân hóa) đến xã hội chủ nghĩa (tập thể hóa) và gần đây là quá trình đổi mới (kinh tế thị trường). Các quá trình xã hội này đã tác dộng lên xã hội hóa trẻ em trong gia đình và cộng đồng.

Trong xã hội truyền thống tác động của giáo dục cộng đồng đối với nhân cách có vẻ giản đơn vì nó có một số khuôn mẫu quen thuộc được lặp đi, lặp lại, ít thay đổi. Những giao tiếp của con người thường chỉ đóng khung trong gia đình, làng xóm. Cá nhân giao tiếp với cộng đồng mang danh nghĩa gia đình. Trong phạm vi làng xã, quá trình xã hội hóa gián tiếp chủ yếu thông qua truyền miệng và những gì cá nhân tiếp nhận được không phức tạp lắm. Ảnh hưởng của những quan hệ trong làng xóm cũng có tác động mạnh và mang dấu ấn sâu đậm vào đời sống tinh thần gia đình, do đó tạo nên phong

cách chung của cộng đông làng xã. Xã hội tlicu khiển, kiếm soát hành vi cá nhân cũng thông qua gia đình. Mục tiêu của cộng đổng phong kiến là đào tạo những con người biết tôn trọng trật tự và gìn giữ trật tự xã hội. Cá nhân được giáo dục tính cộng đổng với các khuôn mẫu định sẵn, vì thế quan điểm vượt trội khó dược chấp nhận.

Xã hội Việt Nam thời cận đại hav Pháp thuộc là một giai đoạn phát triến có nhiều nét đặc biệt, xã hội cổ truyền giải thể kéo tlico sự khủng hoảng cùa các giá trị cũ và thiết lập các giá trị mới. Tronẹ bôi cảnh đó dưới tác động của vãn hoá thưc dân nửa phong kiến, mô hình văn hoá Việt Nam một lần nữa thay đổi theo hướng du nhập một số quan hệ mới vào trong gia đình và xã hội. Chính sự thay đổi này kéo theo hàng loạt các sự thay đổi thói quen, nếp nghĩ của dân làng. Ý thức về vai trò xã hội của phụ nữ và nữ quyền đầu xuất hiện. Phụ nữ mong muốn có quyền tự quyết, được tham gia hoạt động xã hội, được tự do lựa chọn bạn đời... Một số trí thức ở làng đã đi tiên phong trong việc phê phán bài xích những lễ giáo phong kiến và tục lệ cũ.

Thời kỳ tập thể hóa xã hội chủ nghĩa, vai trò của cá nhân có vẻ mờ nhạt trong cộng đổng. Khi phê phán những mặt tiêu cực, lỏi thời của nội dung giáo dục trong gia đình truyền thống người ta phủ nhận luôn vai trò giáo dục của gia đình và đé cao vai trò của đoàn thể. Lúc còn nhỏ, con người là của nhà trường, đội thiếu niên, lớn lên là thành viên của các tập thể như Hợp tác xã, Đảng và các đoàn thể khác. Vai trò của gia đình là phối hợp cùng với xã hội để hình thành những con người mới xã hội chủ nghĩa. Đó là những con người toàn tâm, toàn ý phục vụ cho lợi ích chung của xã hội “mình vì mọi người, mọi người vì mình” .

Còn trong xã hội hiện đại, những nội dung giáo dục gia đình trước đây được chuyển một phần sang cho các tổ chức xã hội thực hiện. Tuy nhiên giáo

dục xã hội không thủ tiêu giáo dục gia đình mà là sự kết hợp giữa hai nền giáo dục đó. Khi bắt đầu đốn tuổi đi học các em vượt ra khỏi quan hệ gia đình để đến với quan hệ xã hội như: thầy cô, hạn bè... Thay đổi lớn nhất trong gia đình mới là mang lại tự do hôn nhân, bình đẳng, dân chủ trong gia đình và giải phỏng cá nhân... Nhưng cũng từ đó sự quan tâm, trách nhiệm đối với những người thân trong cộng đồng gia đình của cá nhân có vẻ giảm sút.

Tính cộng đồng trong gia đình ở làng La được tổ chức rất chặt chẽ, các thành viên được dạy phải đặt lợi ích của gia đình lên trên hết. Muốn vậy người ta phải dạy cm gái cách nhận thức những gì cộng đổng tán thành hoặc không tán thành, thừa nhận hay bác bỏ. Những ý muốn, nguyện vọng riêng tư nếu nó trái với các chuẩn mực cộng đồng đã quy định thì không được thể hiện.

Ý kiến của những người xung quanh rất quan trọng. Em gái được đánh giá ngoan, không ngoan ở chỗ có vâng lời người trên hay không. Điều đáng chú ý là thông qua các bà mẹ, vốn nhạy cảm với dư luận, sẽ rèn luyện con gái của mình theo hirớng thích hợp. Mặc dù lối sống hiện đại giảm tính cộng đồng nhưng trong môi trường làng xã, giáo dục một đứa trẻ hòa nhập vào cộng đổng vẫn được các gia đình quan tâm. Nếu một cá nhân không ứng xử theo chuẩn mực của cộng đồng, hành động theo những gì cộng đồng không tán thành sẽ bị cộng đồng cô lập. Những lời khen ngợi của các bà, các mẹ trong làng như “con nhà bà B. rất ngoan, gặp ai nó cũng chào” hoặc “ con Y. đảm đang lấm, một buổi đi học, một buổi đi chợ giúp mẹ mà vẫn học giỏi”... được các em gái âm thầm học tập, rèn luyện mình. “Tôi không được cha mẹ dạy nhiều, tôi để ý thấy người ta khen, chê những người khác để từ đó rút kinh nghiệm cho mình phải ứng xử như thế nào với mọi người” (cô K, 57 tuổi). Cha mẹ quan tâm đến cộng đồng nhìn nhận hành vi của cá nhân như thế nào để nắn con gái mình theo dư luận. Có thể nói đây là thái độ chung của xã hội xưa, nhưng xã hội này ít biến động, đời này qua đời khác vẫn một lối sống,

kinh nghiệm truyền lại và có giá trị cho thê hệ mai sau. Trong xã hội dó, đời sống bó hẹp trong cuộc sống gia đình và ít người dám phá vỡ những quy định sán có.

Tuy nhiên, hiện nay khi nhà nào cũng “kín cổng cao tường” thì lối sông thành phố “đèn nhà ai nhà ấy rạng” đã xuất hiện. Hơn thế, người ta chỉ quan tam đến cộng đồng khi nhà nọ cách nhà kia một hàng rào dâm bụt, ra vào trông thấy nhau, mọi việc lớn nhỏ nếu không có cộng đồng thì không biết nhờ a i... Còn bây giờ mọi dịch vụ đều sẵn, người ta không còn nỗi lo bị cộng đồng cô lập. Trong thời gian nghiên cứu thực địa trong làng, chúng tôi nhận thấy có nhiều gia đình ít giao lưu với hàng xóm. Trong quá trình điền dã, chúng tôi có điều kiện tiếp xúc với ba em gái trong ba gia đình đó. Em H, 8 tuổi, học lớp 2, bô' là cán bộ huyện, mẹ là cán bộ xã. Em V, 15 tuổi, học lớp 9, bố mẹ buôn vải ở chợ Đổng Xuân. Em G, 18 tuổi, học Đại học năm thứ nhất, nhà có xưởng dệt ở trong làng. Em H. học ở trường Tiểu học xã Dương Nội bị bạn bị ghét vì tính kiêu kỳ, luôn bắt nạt bạn nhưng lại được các bạn hay để ý vì có nhiều quần áo đẹp. Em V. học ở trường Trung học Cơ sở xã Dương Nội, ngoài thời gian ở trường em đi học thêm ở ngoài thị xã. Bạn bè của em phần lớn ở ngoài đó, em không chơi với bạn bè trong làng vì không hợp. Em G. trọ học ở ngoài Hà Nội, nếu có về với bố mẹ thì cũng chỉ ở trong nhà, không chơi với bạn bè trong làng. Đối với em V. và em G. nếu có hỏi thăm hàng xóm gần cũng không biết vì “em không để ý, ngày trước ít nhà hơn, bây giờ người ta cứ ở đâu chuyển đến ở nên không biết” . Cả ba em đều không biết nấu cơm hay làm việc nhà vì bố mẹ đã làm hoặc có người làm trong nhà. Trả lời cho câu hỏi “ Em có sợ ế chồng vì khổng biết làm việc nhà ?” , em V. và em G. đều nói “em cũng không nghĩ lấy chồng trong làng, ở đây không ai lấy thì lấy ở nơi khác. Bây giờ nam nữ bình đẳng rồi, chỉ cần mình có nghề nghiệp ổn định. Bố mẹ em cũng không thích em chơi với bạn trai ở đây”.

Ngoài gia đình, quá trình xã hội hóa trẻ crn gái còn được thực hiện thông qua hệ thống giáo dục từ Mẫu giáo đến Trung học Cơ sở. “Xã hội hóa chính thức khác với xã hội hóa không chính thức ở chỗ nó tác động lên đối tượng giáo dục một cách tỉ mỉ trong những tổ chức chính thức, theo những chương trình được tiêu chuẩn hóa nhằm truyền đạt các tri thức và kinh nghiệm xã hội.... Xã hội càng phát triển thì xã hội hóa chính thức thône qua giáo dục càng lăng lên” (46, 9).

Trước kia ơ làng La con gái không được đi học nên không biết chữ và cũng không có trường học. Toàn bộ nền giáo dục trong thời kỳ phong kiến trông đợi vào những trường tư thục do các ông đồ mở ra. Những nơi đó không tiếp nhận con gái theo học. Bước sang thời Pháp thuộc, một số trường học dành cho nữ sinh xuất hiện, tuy nhiên những nhà giàu có nhất hoặc những nhà Nho tân tiến cũng chưa cho con gái theo học. Chỉ đến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, một số chị em gái mới được theo học chữ ở lớp bình dân học

Hệ thống giáo dục hiện nay mở rộng ngay trong xã đã cùng tham gia vào quá trình xã hội hóa trẻ em. Khi bắt đầu tuổi đi học các em vượt ra khỏi mối quan hệ gia đình để mở rộng quan hộ xã hội và tiếp nhận xã hội hóa mạnh mẽ từ các mối quan hệ trong trường học với thầy cô, bè bạn. Chủ thể giáo dục đã mở rộng ra ngoài gia đình, sự kèm cặp chủ yếu của người mẹ được thay bằng sự kết hợp giữa gia đình (trong đó có cả cha và mẹ) và nhà trường. Ngày nay, giáo dục thông qua nhiều kênh, càng ngày càng có nhiều thiết chế xã hội khác nhau tham gia vào quá trình xã hội hóa. Bên cạnh đó các yếu tố truyền thông, cộng đổng xã hội cũng đóng góp một phần không nhỏ tới nhân thức của các em. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng góp một phần không nhỏ vào việc giáo dục nhân cách trẻ em.

Một phần của tài liệu Quan hệ nàng dâu - mẹ chồng và văn hoá ứng xử trong gia đình người Việt đồng bằng sông Hồng (Trang 50)