Quan niệm của nam thanh niên

Một phần của tài liệu Quan hệ nàng dâu - mẹ chồng và văn hoá ứng xử trong gia đình người Việt đồng bằng sông Hồng (Trang 66)

- Ly hươni> (lịch: những chức dịch dương thứ.

10 UB ND xã Dương Nôi: báo cáo tổng kết năm 2002 (lưu Văn phòng UB ND xã).

3.3.1. Quan niệm của nam thanh niên

Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau đều có một khuôn mầu lý tưởng tương ứng. Trong kết hôn cũng vậy, nhiều tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời cũng được đặt ra phù hợp với chuẩn mực của thời kỳ lịch sử ấy.

Từ những năm đầu của thế kỷ XX trở về trước hình thức hôn nhân ở làng La Cả nói riêng và ở đổng bằng sông Hồng nói chung chủ yếu là do sắp dặt “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Tiêu chuẩn “môn đăng hộ đối” trong hổn nhân ở thời kỳ này được nhấn mạnh. Rất ít trường hợp kết hôn giữa những người không tương xứng về địa vị xã hội. Bên cạnh đó, mọi người còn tin tirởng vào lời truyền miệng xưa nay “lấy vợ xem tông, lấy chổng xem giống”, coi như dó là lời khuyên có tính quy tắc trong việc lựa chọn vợ chồng xét theo truyền thống gia đình và dòng họ.

Trong thời kỳ chiến tranh, phần lớn thanh niên và trung niên là nam giới đều ra trận vì thế phu nữ đảm nhiệm hầu hết công việc của nam giới. Những người phải đi lính cưới vợ để có người quán xuyến gia đình và chăm

sóc bô mẹ già. Quan trọng hơn là dể có một đứa con nối dõi cho cha mẹ già yên tâm trong trường hợp họ khổng thể trở vé. Phụ nữ hầu hết sống trong gia đình chổng. Ngirừi vợ lý tưởng lúc này là người biết vun vén việc nhà, thay chổng chăm sóc bô' mẹ già và quan trọng hơn là họ phải chung thủy.

Bước sang thời kinh tế thị trường, quan niệm về hình mẫu người vợ lý tưởng đã mang tính thực dụng hơn. Để tìm hiểu những quan điểm, những suy nghĩ ban đầu của nam thanh niên về hình ảnh người bạn đời, về cuộc sống gia đình trong tương lai, chúng tôi phát 50 phiếu điều tra với nhiều câu hòi dành cho những người chưa lập gia đình (25 nam, 25 nữ). Kết quả thu được là: các em nam quan niệm vợ và chồng đều phải có trách nhiệm lo kiếm sống, lo việc nhà cũng như cùng chung chăm sóc, dạy bảo con cái (chiếm 79,7%). Quan điểm “người vợ chỉ có trách nhiệm lo nội trợ, lo dạy dỗ con cái” chiếm 8,9%. “Người chồng chỉ có trách nhiệm kiếm tiền” chỉ chiếm 3,8%, và quan niệm “cả hai lo kiếm sống, việc nhà và con cái cùng chia sẻ” chiếm 8,9%.

Chúng ta nhận thấy, việc các em nam đồng ý với quan niệm: vợ chỉ lo nội trợ và dạy dỗ con cái chiếm tỷ lệ cao hơn các em nữ. Điều đó cho thấy dù ít hay nhiều, các em nam cũng đã chịu ảnh hưởng của một nền giáo dục ảnh hưởng Nho giáo đậm nét. Đặc biệt ở trong làng La Cả, nam giới luôn được đánh giá và nhìn nhân là những cá nhân mang giữ các trọng trách nặng nề. Hoạt động của nam giới là hoạt động hướng ngoại, hoạt động mang tính chất cộng đồng. Trong khi đó, hoạt động của phụ nữ là những công việc mang tính chất hướng nội, là khả năng quán xuyến công việc gia đình, lo chu tất việc nội trợ, dạy đỗ con cái là một yêu cầu cụ thể đối với người phụ nữ trong các mô hình gia đình truyền thống. Những em nam hầu như ít được làm quen với một thực tế là: chính người vợ tương lai của mình cũng sẽ phải đi làm, cho nên bản thân mình cũng phải gánh vác một phần công việc nội trợ và giáo dục con cái.

Hấu Iilur những người lựa chọn hạn dời hiện nay không chú ý đến thành phần gia đình của đối tượng, nền nếp gia đình mới là tiêu chuẩn quan trọng nhất vì điều đó có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách của vợ (chồng) tương lai. Một số nam giới nhấn mạnh tiêu chuẩn ngoại hình và khả năng quan xuyến gia đình của người vợ. Trong 10 tiêu chí chọn vợ tương lai được đưa ra đê người trả lời xếp theo thứ tự quan trọng nhất trờ xuống. Kết quả thu được là phương án trả lời liên quan đến tiêu chí đạo đức được xếp cùng với biết làm

Ngưòi vợ lý tưởng

1. Dịu dàng, biết làm ăn 2. Đẹp người, đẹp nết.

3. Biết làm nông nghiệp, nếu có nghề phụ thì càng tốt. 4. Cùng thôn xóm

5. Chung thủy

Quan điểm cưới vợ cùng làng vẫn là quan trọng nhất theo ý thích của cha mẹ. Tuy nhiên thanh niên không coi trọng điều này vì thế số người lấy vợ, chồng “thiên hạ” dang trở nên phổ biến. Tiêu chí “biết làm ăn” hiện nay đã được đặt lcn vị trí số một. Có 74% số người được hỏi cho biết họ chọn vợ không chỉ cần người lao động giỏi mà còn phải tháo vát kiếm ra tiền. Đặc biệt là phải có nghề nghiệp ngoài nông nghiệp như: dệt vải, buôn bán, may mặc... Tiêu chuẩn này xuất phát từ thực tế làng có nghề thủ công truyền thống, buôn bán được mở rộng trong khi đó ruộng đất ở đây ít, nguồn sống chủ yếu trông vào nghề thủ công và buôn bán dịch vụ.

Một phần của tài liệu Quan hệ nàng dâu - mẹ chồng và văn hoá ứng xử trong gia đình người Việt đồng bằng sông Hồng (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)