Điéu tra tại làng La Cả, tháng 12 2002.

Một phần của tài liệu Quan hệ nàng dâu - mẹ chồng và văn hoá ứng xử trong gia đình người Việt đồng bằng sông Hồng (Trang 41)

- Ly hươni> (lịch: những chức dịch dương thứ.

9Điéu tra tại làng La Cả, tháng 12 2002.

trên dưới 40 học sinh thi dỏ vào các trường Đại học, Cao đắng. Trường Tiểu của xã Dưưng Nội (gồm làng La Cả và làng La Dương) đạt chuẩn hóa quốc gia. Uý ban nhân dân xã và Hội đồng Giáo dục xã đã chi đạo các trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, học tập. Trường Trung học cơ sở và trường Mầm Non là trường ticn tiến xuất sắc, đang phấn đấu thành trường chuẩn Quốc gia. Năm 1998, xã dã hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở.

2.2.3.4. K inh tê

Các vấn đề như: chuyển biến kinh tế, đô thị hoá, mớ rộng cơ hội nghề nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của làng. 100% các hộ gia đình đã có điện dùng. Hệ thống đường làng, ngõ xóm phấn đấu hết năm 2003 sẽ được bê tông hóa toàn bộ. Công cụ sản xuất và quy mô của ngành nghề được mở rộng hơn. Quá trình đổi mới đã tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu lao động và nghề nghiệp. Tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, thương mại phát triển (chiếm 65% so với 35% nguồn thu từ nông nghiệp) '°. Nghề dệt ở làng vẫn được duy trì và cải tiến kỹ thuật nên chiếm lĩnh được thị trường. Tháng 6/2003 cả hai thôn La Nội và Ỷ La được đón nhận danh hiệu làng nghề thủ công truyền thống. Các nẹhc nhuộm, in cũng phát triển dựa trên cơ sở nghề dệt. Hộ sản xuất có nhu cầu sử dụng nguồn lực bên ngoài ncn liên minh liên kết tạo điều kiện thị trường, thuê mướn nhân công. Tỉ lệ hộ thuần nông giảm. Các gia đình làm thủ công nghiệp có ruộng đều cho thuê, mượn đất hoặc thuê người đến cấy theo thời vụ. Trên danh nghĩa thuê mượn, ruộng đất trong xã tập trung vào các hộ thuần nông (chiếm 30% số hộ trong toàn xã).

2.2.3.5. T h à n h phần x ã hội.

Do ở gần Hà Nội và thị xã Hà Đông, một số trí thức, công nhân có nghề nghiệp ở cơ quan nhà nước từ cấp Trung ương đến cấp huyện vẫn cư trú trong

làng. Cùng với sự thay đổi cơ cấu nghé nghiệp, tạo nên thành phần cư dán đa dạng. Lớp thợ thù công và thương nhan chuyên nghiệp hình thành. Lực lượng nhân công làm thuê cho các cơ sở thủ công nghiệp trong xã tăng. Tầng lớp thương nhân lớn mạnh vồ trình độ và lực lượng có thể bao toàn bộ sản phẩm đi tiêu thụ, chấm dứt tình trạng tự làm ra và bán lẻ ớ các gia đình.

Những thay đổi trên đã khiến năng lực tự quản trong cộng đồng yếu dán đi. Quan hệ họ hàng và sự kiểm soát cơ chế làng, họ đối với từng gia đình, cá nhân được nới lỏng do có tác động đô thị hóa. Khi tính khép kín bị phá vỡ thì tính chi phối của cộng dồng kém vì không có cơ sở kinh tế chung (không bị phụ thuộc kinh tế). Trong gia đình và dòng họ do sự chuyển đổi nghề nghiệp dẫn đến phân công lao động thay đổi. Phụ nữ có khả năng kiếm tiền dẫn đến vai trò người vợ tăng. Người chồng không còn vị trí độc quyền quyết định việc gia đình như trước.

Đổi thay trong gia đình Việt Nam nói chung và làng La Cả nói riêng trong thời gian qua có tác dụng tích cực là giải phóng con người, đưa con người tham gia vào môi trường xã hội rộng hơn, không còn bị bó buộc trong nhà, trong họ, trong làng như trước. Tuy nhiên, nó cũng đặt gia đình trước nhiều thách thức. Nền văn minh công nghiệp và sự phát triển văn hóa đã làm thay đổi phân công lao động cổ truyền. Kinh tế thị trường đã tác động đến mọi mặt đời sống, làng cũng có nhiều biến đổi theo. Ngành nghề kinh tế đa dạng buộc người phụ nữ phát huy hết năng lực và nâng cao vị thế của mình. Vai trò và địa vị của phụ nữ thay đổi, số phụ nữ tham gia vào các cấp lãnh đạo từ làng đến xã tăng lên. Điều kiện phát triển mở ra cho phụ nữ nhiều cơ hội học tập và nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Quan hệ nàng dâu - mẹ chồng và văn hoá ứng xử trong gia đình người Việt đồng bằng sông Hồng (Trang 41)