- Ly hươni> (lịch: những chức dịch dương thứ.
10 UB ND xã Dương Nôi: báo cáo tổng kết năm 2002 (lưu Văn phòng UB ND xã).
4.1.1. Tính chính thức của hôn nhân
Hôn nhân là sự thay đổi thân phận có ý nghĩa quan trọng troníĩ cuộc đời mỗi con người. Theo quan điểm Dân tộc học, lìôn nhân là để tạo ra liên minh, tạo ra nhiều mối quan hệ xã hội mới không chỉ giữa vợ chồng với nhau mà còn giữa hai dòng họ. Hôn nhân có ý nghĩa rất lớn đối với các quan hộ khác trong gia đình. Hai chủ thể hôn nhân với sự kết hợp giá thú sẽ tạo nên một gia đình mới song vẫn có những quan hệ gắn bó với cha mẹ về nhân thân và tài sản. Hôn nhân tạo ra một chuỗi các quyền lợi và nghĩa vụ đối với cả hai bên; chổng, vợ và các thành viên trong gia đình, họ hàng cùng được hưởng các quyền lợi và thực hiện những nghĩa vụ này.
Việc lấy vợ, lấy chổng là việc trọng đại trong cuộc đời mỗi người. Mối quan hệ hôn nhân có nhiều ràng buộc, khắt khe vì thế người ta rất coi trọng nghi thức. Người con gái muốn trở thành thành viên chính thức của gia đình nhà chồng thì phải được cưới hỏi đàng hoàng. Các nghi lễ thể hiện tính chính thức của hôn nhân. Khi cuộc hôn nhân được gia đình và cộng đồng thừa nhận thì thân phận người phụ nữ mới được đảm bảo. Nếu không người phụ nữ bị coi là “theo không” và có thổ bị đuổi khỏi nhà chồng bất cứ lúc nào.
Vấn đề sính lễ được đặt lốn hàng đầu trong thủ tục kết hôn. “Nếu kết hôn mà không có sính lỗ đến nhà cha mẹ, nếu cha mẹ chết thì đem đến nhà trưởng họ hoặc trưởng làng để xin mà thành hôn với nhau một cách cẩu thả thì
phải hiếm một tư và theo lệ sang hèn bắt phải nộp tiền tạ cho cha mẹ hoặc trưởng họ, trưởng làng, người con gái bị phạt 50 roi” {50, điều 3 1 4 Ị. Tuy nhiên sính lễ có khi chi mang tính tượng trưng “ lấy vợ gả chổng theo lẽ nghĩa; không được suy bì giàu nghèo, đòi nhiều tiền của... không được cẩu hợp không có sính lễ đến nỗi gần như giống cầm thú” (36, 31}. Sính lẻ trong đám cưới chính là thể hiện sự đền đáp công lao cha mẹ người con gái. Tuy không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với những người liên quan vì nó thổ hiện được giá trị của người con gái. Hôn nhân có hiệu lực pháp lý sau khi trao nhận đô lễ.
Ngoài sự công nhận của gia đình nhà chồng, đám cưới còn phải được họ hàng dân làng thừa nhận. Cheo là minh chứng trước dân làng sự hợp pháp của hôn nhân. “Tập tục xưa chỉ buộc trai gái nộp cheo cho làng nước... Cheo là lễ vật tượng trưng mà đôi trai gái kết hôn nộp cho làng xã... có tính pháp lý, ít nhất là theo phong tục tập quán do làng xã cùng quần chúng công nhận” {35, 28}. Khi nộp chco cho làng tức là đám cưới đã được làng công nhận. Cheo là một cách lấy làng làm bằng chứng, có giá trị như tờ hôn thú ngày nay.
Vấn đề sính lẻ rất quan trọng vì nó thể hiện được quyền lực, thân phận của con dâu. Tuy nhiên, làng La Cả không có lệ thách cưới, tất cả số người được hỏi đều nói gia đình họ (hoặc gia đình thông gia) không thách cưới. Nhưng để chứng tỏ thiện chí và tôn trọng phong tục của mình, nhà trai vẫn chuẩn bị đủ những lễ vật phù hợp với hoàn cảnh gia đình nhà trai và qui định của làng thời điểm cưới. Ngoài sự thể hiện danh giá của người con gái, còn là sự phô trương thanh thế của nhà trai. Của hồi môn trong đám cưới cũng quan trọng, con gái xưa đi lấy chổng ít khi được cha mẹ cho của hồi môn vì cha mẹ thường nghèo. Khi dự định cho con gái của hồi môn, cha mẹ sẽ công bố trong đám cưới để mọi người cùng biết. Nhà giàu cho hoa tai, nhẫn vàng, dây chuyển, hoa tai, tiền, thậm chí cả ruộng đất. Của hổi môn sẽ là của riêng
người con gái và là vốn làm ăn của cả hai vợ chổng, nhà chổng không có quyén quan tâm đến. Tuy nhiên việc công bố trước mọi người rất cần thiết vì đây là cách thể hiện tiém lực của gia đình nhà gái. Nhà nghèo khống có gi cho con thì thôi bởi khi kén vợ, chồng cho con người ta đã kén chỗ “đăng - đối” với mình rồi.