Quan niệm của các bậc cha mẹ

Một phần của tài liệu Quan hệ nàng dâu - mẹ chồng và văn hoá ứng xử trong gia đình người Việt đồng bằng sông Hồng (Trang 71)

- Ly hươni> (lịch: những chức dịch dương thứ.

10 UB ND xã Dương Nôi: báo cáo tổng kết năm 2002 (lưu Văn phòng UB ND xã).

3.3.3. Quan niệm của các bậc cha mẹ

Gả chổng cho con gái là trao sản phẩm của gia đình mình cho gia đình khác. Cha mẹ lo lắng làm sao để người ta không chê, không trả lại sản phẩm do mình sinh ra và giáo dục. “Con gái là con người ta”, vì thế sự rèn rũa, dạy dỗ con gái tại gia đình bố mẹ là sự chuẩn bị cho con gái làm dâu. Cha mẹ muốn con gái mình vẹn toàn công, dung, ngôn, hạnh chủ yếu để chuẩn bị cho con đi lấy chổng.

“Thành công của một người phụ nữ trong con mắt gia đình nhà chổng được đánh giá cao ở chỗ cô ta hoàn thành các công việc nội trợ thế nào và liệu cô có sinh được con trai cho nhà chồng hay không” ( 9 Ị. Giáo dục con gái

không phải chỉ mang lại hạnh phúc cho con mà trước hốt là vì lợi ích gia đình. Bởi vì khi con gái đi lây chổng, sự giáo dục của cha mẹ được thể hiện rõ trong cách đối nhân xử của họ trong gia đình nhà chổng. Cha mẹ chỉ lo sao cho con gái đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi của gia đình nhà chổng để họ không phải mang tiếng là không biết dạy con. Mục tiêu giáo dục của cha mẹ không chí là chuẩn bị cho con gái bước vào đời, làm công việc xã hội mà còn chuẩn bị cho con đi lấy chổng, phục vụ nhà chổng tốt. Những phẩm chất của người con gái được cha mẹ giáo dục từ khi chưa xuất giá sẽ được thể hiện ra trong cuộc sống hàng ngày. Họ phải ăn ở sao cho đuợc lòng gia đình nhà chồng, có trước có sau với anh em, họ hàng, sống nhân hậu với bà con hàng xóm vì đó cũng là cách thể hiện phẩm hạnh của người con gái, để tiếng thơm cho cha mẹ. Ngược lại nếu vụng về, hư hỏng thi bố mẹ đẻ mang tiếng không biết dạy con.

Ngày nay, trong dạy dỗ con gái chuẩn bị đi lấy chồng, các bậc cha mẹ không chấp nhận quyền uy tối thượng của người chồng và sự phục tùng tuyệt đối của người vợ mà hướng tới sự thuận hòa vợ chồng. Sự chung thủy vợ chồng là một giá trị được xã hội Việt Nam truyền thống rất coi trọng. Đến nay giá trị này vẫn được bảo lưu trong xã hội nông thôn nói chung và làng La Cả nói riêng. Sự không chung thủy của vợ có quan hệ trực tiếp tới hạnh phúc gia đình và ảnh hưởng trực tiếp tới cha mẹ. Dù tốt xấu vẫn là chồng, người vợ không có quyền chê bai phụ bạc. Người ta giáo dục con gái phải chung thủy giữ gìn trinh tiết và lòng trung thành với chồng nhưng cũng được quyền đòi hỏi sự chung thủy đáp lại.

Tuy khổng bó buộc phụ nữ trong tam tòng nhưng thực tế ở làng sự thủy chung, thờ chồng, gánh vác việc nhà chổng vẫn được coi trọng. Con gái đi lấy chồng là gia nhập vào cộng đồng mới, nơi mà họ sẽ gắn bó suốt đời. Bên cạnh đó các mối quan hệ mới mẻ như mẹ chồng, con dâu, vợ chồng, nàng dâu nhà

chồng... khiến cô trở thành đối tượng bên ngoài gia dinh chồng. Nếp sống, ứng xử khác với gia đình mẹ đẻ. Chính vì điều đó cha mẹ dạy con gái phải học nếp sống nhà chồng, không thể sống theo nếp cũ nhà mình. Sự tuân thủ chồng và gia đình nhà chổng là điều kiện tốt để cô dâu mới dễ dàng được chấp nhận. Chị c, 23 tuổi nói “Bố mẹ tôi dạy là phải tôn trọng bố mẹ chồng đối xử hoà nhã với anh chị cm chồng, biết kính trên nhường dưới, quan tâm đến mọi người. Coi bồ mẹ chông như bố mẹ mình, anh chị chổng như anh chị mình”.

Trước khi về nhà chồng, phần lớn các cô dâu tương lai đều được bố mẹ đẻ truyền lại cho những kinh nghiệm ứng xử đối với gia đình nhà chồng. Bà H, 46 tuổi, nông dân dạy con gái: “Con gái xuất giá phải ở với nhà chồng suốt đời nên nhất định con phải theo bcn ấy. Cha mẹ chổng phải kính trọng, đừng cãi lại. Công việc nhà chồng con phải lo lắng sắp đặt, ăn ở có trước có sau với anh cm và họ hàng nhà chổng”. Bên cạnh đó cha mẹ còn dạy con phải đối xử tốt với anh em, họ hàng nhà chổng. Lễ phép với hàng xóm vì ở đó có nhiều điều qua tiếng lại. Đây là sự tạo dư luận tốt cho bản thân cô dâu mới ngoài gia đình nhà chồng. Bà H, 63 tuổi kể: “Ngày xưa tôi hay sợ sệt, bố mẹ gả chồng cho sớm quá nên có biết gì đâu. Anh em hàng xóm người ta sang cứ cúi mặt xuống để trốn. Được mấy tháng tôi nghe mẹ chồng cứ bóng gió là hàng xóm bảo con dâu nhà bà không có mồm. Từ kinh nghiêm của mình tôi dạy cháu phải xởi lởi với cả hàng xóm nữa. Mình là con dâu mới, lấy chồng thiên hạ người ta trông vào, nếu không khéo là dễ bị điều tiếng lắm” .

Đối với các bà mẹ chồng tương lai, nếu như trước kia người ta tin tưởng vào nếp nhà để chọn con dâu thì ngày nay người ta chú ý hơn vào cô gái được chọn làm dâu. Hiện nay tiêu chuẩn hôn nhân truyền thống vẫn được chú ý lựa chọn trong đó vấn đề đạo đức được đặt lên hàng đầu trong việc chọn con dâu. Bất cứ cha mẹ nào cũng đều mong con dâu là người có đạo đức tốt, được dạy dỗ và nuôi dưỡng trong một gia đình gia giáo. Trong 58 phiếu của người có

c o n c h ư a lặp gia đ ì nh , 9 4 % trong số đó dặt tiêu c h u ẩ n đ ạ o đức tốt lén h à n g

đẩ u trong việc lựa chọn con dâu. Bà c, 47 tuổi, buôn bán nói: “Tôi muốn con dâu của mình là người được giáo dục tốt, hiền thục, biết cư xử với bố mẹ chổng. Tôi rất sợ cưới phải cô con dâu đanh đá, đối xử với bố mẹ chổng không

ra gì” .

3.3.4. Quá trình xã hội hóa em gái là để tạo ra hình mẫu một ngườiv ợ lý tư ởng?

Một phần của tài liệu Quan hệ nàng dâu - mẹ chồng và văn hoá ứng xử trong gia đình người Việt đồng bằng sông Hồng (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)