Vai trò của gia đình trong xã hội hóa em gá

Một phần của tài liệu Quan hệ nàng dâu - mẹ chồng và văn hoá ứng xử trong gia đình người Việt đồng bằng sông Hồng (Trang 45)

- Ly hươni> (lịch: những chức dịch dương thứ.

3.1.2.Vai trò của gia đình trong xã hội hóa em gá

10 UB ND xã Dương Nôi: báo cáo tổng kết năm 2002 (lưu Văn phòng UB ND xã).

3.1.2.Vai trò của gia đình trong xã hội hóa em gá

Gia đình được xem là một đơn vị cơ sở của xã hội. Gia đình là một hệ thống cụ thể các mối quan hệ qua lại giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái, là một nhóm xã hội nhỏ trong đó các thành viên liên quan với nhau bởi các mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, bởi sự chung sống và có trách nhiệm đạo đức với nhau. Chính tại gia đình, con người sinh học được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo

dục đổ trở thành con người xã hội. Gia đình có nhiều chức năng và tùy ừ từng Ihời kỳ lịch sử, mỗi nen vãn hoá mà chức nũng này hay chức năng kia của gia đình trở nên quan trọng hơn. Vổ cơ bản, gia đình nắm giữ những chức năng quan trọng là: chức năng kinh tế, chức năng giáo dục (xã hội hoá), chức năng sinh đỏ. Trong các chức năng trên, thì chức năne giáo dục rất được coi trọng vì gia đình là nơi con người sinh ra và hình thành nền tảng nhân cách. Quá trình sống của mỗi con người gắn chặt với gia đình. Giáo dục gia đình có tác dụng dặc biệt quan trọng, nhất là đối với trẻ trong tuổi nhi đồng và thiếu niên vì phẩn lem các em sống trong gia dinh, chiu ảnh hường sâu sắc của giáo dục gia dinh, của nếp sống trong cách tổ chức gia đình.

Giáo dục gia đình là hình thức giáo dục đầu tiên, liên tục và suốt đời đối với mỗi con người. Giáo dục gia đình giúp hình thành các chuẩn mực và giá trị xã hội (xã hội hoá), sự phát triển năng lực hành vi của các cá nhân (nhân cách hoá) và sự truyền thụ văn hoá. Nội dung chủ yếu của giáo dục gia dinh gồm có: giáo dục văn hoá, giáo dục đạo đức, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giới tính, trao truyền văn hóa... Giáo dục gia đình là một bộ phận của giáo dục xã hội và chỉ diễn ra trong khuôn khổ các quan hệ gia đình.

Giáo dục gia đình mang tính đa dạng vì phối họp nhiều mặt từ kiến thức, tư tưởng đến đạo đức và các hành vi ứng xử; vừa thể hiện tính cá biệt ở đối tượng là những đứa trẻ mang giới tính, tính cách khác nhau. Các hành vi của người lớn là khuôn mẫu, chuẩn mực để trẻ em noi theo. Hệ thống các phương pháp giáo dục gia đình cũng đa dạng, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, thể hiện uy quyền hoặc sự nêu gương... Tóm lại, giáo dục gia đình là một loại hình giáo dục mang tính hệ thống, có mục đích của những người lớn với những người ít tuổi hơn của gia đình.

Phẩm chất và giá trị của con người phụ thuộc rất lớn vào gia đình và nền giáo dục gia đình. Nếu giáo dục trong gia đình được thực hiện tốt thì sẽ

tạo diều kiện hình thành những cá nhân tốt, có năng lực cho xã hội. Giáo dục gia đình ở đây được hiểu là toàn bộ những tác động của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, trước hết của lớp trẻ. Gia đình được xem là trường học đầu tiên góp phần cùng xã hội giáo dục thế hệ trẻ. Nền tảng tạo ncn tâm hồn, tính cách, tư duy và tài năng, đạo đức của con người đã bắt đầu hình thành ngay từ trong gia đình. Đồng thời gia đình cũng là nơi lull truyền, tiếp thu, gìn giữ và bổi đắp những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Cái gốc văn hóa của con người là tiếp thu từ gia đình, từ đó tỏa ra trong môi trường Sống cua gia đình, trong ứng xử cua các thành viên đối với nhau và đối VỚI những người xung quanh.

Gia đình giữ chức năng xã hội hóa quan trọng, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, trao truyền và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua các thế hệ Ị 46, 21 }. Theo Trần Đình Hượu thì giáo dục gia đình là quá trình giáo dục giúp cho con người học cách chung sống với nhau cả về tinh thần, vật chất. Giáo dục gia đình mang những nội dung thuộc về kinh nghiệm sống, thuộc văn hóa dân tộc, không có trong sách vở mà cha mẹ truyền lại cho con qua những cuộc trao đổi tâm tình {19, 74).

Gia đình là nhóm xã hội khổng thuần nhất với sự đa dạng của thế hệ, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn và địa vị xã hội {46, 19}. Giáo dục gia đình có ảnh hưởng lâu dài, toàn diện, là cơ sở cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Sự biến đổi của gia đình không tách rời sự biến đổi của làng xã và đất nước. Các yếu tố xã hội trong từng thời kỳ có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống, chức năng, quan hệ... trong nội bộ gia đình. Từ đó mỗi thời kỳ có chuẩn mực, giá trị khác nhau về nhân cách, địa vị, giáo dục con người. Bên cạnh đó, mỗi gia đình có truyền thống, quan điểm, phương pháp giáo dục riêng nên kết quả giáo dục cũng khác nhau. Trẻ em được xã hội hóa mang dấu ấn của cộng đồng và gia đình, nơi cá nhân đó sinh ra và trưởng

thành. Phương ngôn ta đã có câu: “Giỏ nhà ai quai nhà nấy” , “con nhà tòng không giông lông cũng giống cánh”, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”...

Chức năng giáo dục trong xã hội nông nghiệp trước đây, giáo dục gia đình đổng nhất với giáo dục xã hội. Nghía vụ giáo dục gia đình nói chung không phân biệt giữa cha và mẹ. Tuy nhiên, người phụ nữ từ xưa đến nay luôn gắn với con cái, với cỏne việc nội trợ và chăm sóc gia đình nên họ có ưu thế hơn trong việc dạy con. Đặc biệt trong hoàn cảnh trước đây việc học chủ yếu nhờ vào giáo dục gia đình và con gái nhận sự giáo dục phần lớn từ mẹ. Quan niệm truyền thống của người Việt cũng coi đứa trẻ là kết quả trực tiếp của sự giáo dục tất yếu và trước hết của những người phụ nữ trong gia đình “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” .

Gia đình đóng vai trò trội và chủ yếu trong việc xã hội hóa các thành viên. Sự vượt trội này thể hiện rõ ở thời gian vật chất mà các thành viên của gia đình, đặc biệt là trẻ em suốt trong quá trình phát triển nhân cách. Từ khi sinh ra cho đến tuổi đi học các em chỉ nhận được sự giáo dục duy nhất của gia đình. Mặc dù giữ vai trò chính trong quá trình giáo dục trẻ em nhưng các gia đình ở đây cũng bộc lộ yếu điểm. Đó là do thời gian dành cho con cái ít, phương pháp giáo dục hạn chế, các em phải chia sẻ công việc gia đình, tư tirởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại.

Trong các buổi thảo luận nhóm giữa các bà mẹ có con gái chưa lập gia đình về việc dạy dỗ con gái, chúng tôi nhận thấy hầu hết các bà mẹ hiện nay đều nói rằng việc dạy dỗ con gái trong gia đình là do mình đảm nhận. Người mẹ có vai trò giáo dục tình cảm và sự khéo léo, đồng thời là tấm gương sáng về đạo đức “công, dung, ngôn, hạnh” để con cái học tập và tiếp thu những vốn sống, kinh nghiệm, biết làm việc cho cá nhân và xã hội, đặc biệt là đối với con gái. Con gái cũng dỗ dàng thổ lộ với mẹ nhữns tình cảm sâu kín hơn những

người khác. Ở một số gia dinh sống chung ba thế hệ còn có bà tham gia. Nội dung người mẹ dạy con xoay quanh các vân đổ: phải ngoan ngoãn, biết nghe lời, phải tế nhị khi tiếp xúc với hạn trai, dạy nấu cơm, rửa hát, sống ngăn nắp gọn gàng... Các bà mẹ cho rằng dạy để cho biết thế thôi chứ ít khi bắt con làm vì chúng nó còn bận học. Bây giờ quan trọng nhất là phải học cho thật giỏi để dễ kiếm việc làm. Tuy nhiên quan điểm trên không mấy được đổng tình ở những người bà có cháu gái chưa lập gia đình. Họ cho rằng học giỏi cũng cần nhưng quan trọng là phải biết lo cho gia đình đã. Nếu con gái có giỏi mà gia đình không hạnh phúc thì hai, ba cái bằng Đại học cũng “vứt đi” . Một số người còn than phiền về cháu gái bây giờ khó dạy, hay cãi lại, đồ đạc thì tiện đâu bỏ đấy, ngủ trưa, chẳng biết lo làm việc gì. Điều này thể hiện người bà không còn có vị trí cao trong việc dạy dỗ cháu. Thực tế ở làng La, những gia đình có ba thế hệ chung sống ít và ngày càng có xu hướng ít hơn, cho nên không phải đứa trẻ nào cũng ở gần với bà. Hơn thế bà ở tuổi quá xa với trẻ, trình độ văn hóa thấp nên sự gần gũi chỉ mang tính chất tình cảm trong khi việc dạy dỗ, trao đổi của em gái đã pha trộn những vấn đề thuộc lĩnh vực trí tuệ.

Do yếu tố học tâp, nghé nghiệp, hoạt động ngoài khuôn khổ gia đình của các thành viên tăng lên. Chức năng xã hội hóa của gia đình dường như bị thu hẹp lại (chủ yếu ở lứa tuổi ấu thơ và niên thiếu). Song thực tế cho thấy việc giáo dục gia đình hiện nay dường như ít được quan tâm vì nhiều lý do như: các bậc cha mẹ ở nông thôn thường phải lao động vất vả để kiếm sống, bản thân cha mẹ cũng không đủ kiến thức để truyền đạt cho con vì môi trường xã hội hóa bên ngoài đã mang lại cho trẻ em khối lượng kiến thức lớn và khả năng nắm bắt của trẻ nhạy cảm hơn cha mẹ. Điều này cho thấy sự tác động hai chiều từ phía người giáo dục và đối tượng giáo dục. Những lời chỉ bảo của người lớn, cm gái có thể tiếp nhận hoặc phản ứng lại khi không thấy đúng. Em

gái cũng có tác động trờ lại tới ông bà, bố mẹ, thông tin cho họ nhiều vân đé hữu ích. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, phạm vi xã hội hóa của các em phát triển nhanh nên những thông tin tiếp nhận được nhanh hơn ông bà, cha mẹ. Chảng hạn một nội dung mà tnrớc đây người ta thường né tránh không nhắc tới trong việc giáo dục trỏ em đó là giáo dục giới tính. Ngày nay không cần cha mẹ dạy các cm cũng có thể biết được qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua bạn bè... Đôi khi nhửng câu hỏi của các em làm cha mẹ thực sự lúng túng.

Một phần của tài liệu Quan hệ nàng dâu - mẹ chồng và văn hoá ứng xử trong gia đình người Việt đồng bằng sông Hồng (Trang 45)