Do ỏng Dương Minh Doanh thôn Ỷ La giữ, TS Bùi Xuân Đính dịch (bản viết tay).

Một phần của tài liệu Quan hệ nàng dâu - mẹ chồng và văn hoá ứng xử trong gia đình người Việt đồng bằng sông Hồng (Trang 30)

Sự phục hổi một số ngành nghề buôn bán, thủ công nghiệp truyền thống trong chừng mực nhất định là sự phục hổi cơ chế tự chủ ở nông thôn. Sản xuất hàng hóa di kèm với lưu thông nên buôn bán phát triển tương ứng. Làng La Cả có truyền thống sản xuất và lưu thông hàng hóa nên có điều kiện phát triển nhanh với kinh tế thị trường. Chức năng cũ của làng như điều hành sản xuất, xã hội, hành chính đã mất dần đi.

2.1.3. Văn hóa tâm linh

Làng được xem là đơn vị cộng cảm về văn hoá, là nơi thờ cúng tôn giáo tín ngưỡng cộng đồng. Làng thờ thành hoàng, mỗi dòng họ có nhà thờ tổ, mỗi ngành nghé có thờ tổ phụ, có ngày giỗ tổ sư, mỗi gia đình có bàn thờ tổ tiên, ông bà và những người đã khuất. Trong làng hiện còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị.

Hệ thống di tích của làng rất đa dạng: đình, quán, chùa Hoa Nghiêm (dược công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá theo Quyết định số 78 do Bộ trưởng Bộ Văn hoá ký ngày 21 tháng 01 năm 2001). Các di tích trên đều có bề dày lịch sử gắn với làng nhưng đặc biệt nhất phải kể đến là đình làng. Đình nhìn theo hướng Tây, có kết cấu chữ "Nhị", gồm nhà tiền tế và đại bái. Hai làng đựng chung gian giữa, các gian còn lại của đình mỗi làng dựng một nửa (La Nội dựng nửa bên phải; Ỷ La dựng nửa bên trái). Nửa La Nội khánh thành vào năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), trong khi nửa của Ỷ La năm Minh Mệnh thứ 9 (1828) đã xong. Từ đó, mỗi làng phải lo tu sửa phần đình bcn mình. Mỗi khi hội họp, quan viên của từng làng cũng ngồi theo phẩn đình làng mình.

- Chùa : làng La Cả có chùa lớn chung cho cả La Nội và Ỷ La, tên chữ là Hoa Nghiêm tự, dân làng thường gọi là chùa Cả. Chùa nằm hướng Nam, kết

cấu kiểu “ Nội cổng ngoại quốc” . Ngoài hệ thống bia, còn có các di vật quý là

quả chuông "Hoa Ngliiêm lự cluing" được khánh thành vào ngày 16 tháng 3 năm Minh Mệnh thứ 20 (1839). Đày là quả chuồng lớn đường kính miệng đến 1,2 mét. nặng 1200 cân, do quan viên hương lão và các Phật tử góp tiền đúc; thứ hai là chiếc khánh đúc xong ngày 18 t h á n g giêng năm Cảnh Thịnh thứ 7 - 1793; thứ ba là quả chuông “Bạch Lễ tự chung" đúc năm Tự Đức thứ 4(1851).

- Quán : theo lưu truyền được dựng từ lâu, song mới được trùng tu năm Ât Hợi đời Bảo Đại (1935). Quán gồm nhà tiền tế và hậu cung có kết cấu chữ ‘'Đinh” . Trong quán có tượng của Đức Đương Cảnh cồng và hai vị phu nhân. Ngoái ra còn có 10 dôi câu đối ca ngợi công đức thành hoàng và truyền thống văn hiến của làng.

Văn chỉ La Nội: dựng năm Vĩnh Thịnh 6 (1710), gồm bia "Tiên liiển toạ", 2 bia có niên hiệu Minh Mệnh 4 (1823) và Khải Định 3 1918) ghi tên, học vị, năm đỗ của các Tiến sĩ : Nguyễn Tử Mỹ, Bùi Hưng Vận, Đặng Công Mậu, Phó bảng Dương Công Bình; 2 bia ghi danh những người đỗ tam trường, tứ trường thi Hương.

Văn chỉ làng Ỷ La: ở cạnh trường Tiểu học của thôn, lập năm Vĩnh Thịnh 7 (1711) gồm bia "Tiên hiền toạ" và các bia lập năm Tự Đức 15 (1862), Kiến Phúc nguyên niên (1884) ghi danh những người đỗ tam trường thi Hương của làng.

- Nhà thờ các dòng họ: làng hiện còn 3 ngôi nhà thờ họ có giá trị : + Nhủ thờ họ Đặng: nhà thờ ở xóm Hạ, dựng vào ngày tốt tháng 4 năm Minh Mệnh 18 (1837). Nhà thờ có kết cấu chữ “Nhị” gồm bái đường 3 gian, hậu cung 5 gian. Họ Đặng này vốn là một nhánh của họ Đặng làng Lương Xá (huyện Chương Mỹ), gốc gác xa xưa từ họ Trần Tức Mạc (Nam Định) phân thành nhiều chi phái. Chi họ Đặng La Nội sinh ra Tiến sĩ Đặng Công Mậu.

Nhà thờ Hiện trong nhà thờ còn lưu giữ 2 tấm bia, 4 hoành phi, 7 đôi câu đối

ca ngợi gia the d ò n g họ, 14 đạo sác phone, chức tước cho Đ ặng Có ne Mâu,

Đặng Liên và bố mẹ, vợ Đá ne Công Mậu; bản gia phả dòng họ, trong đỏ có ghi hơn 30 bài thơ đi sứ của Đặng Công Mậu.

+ Nhà thờ họ Dương : ở xóm Đằng Giếng (La Nội), mới được dựng lại. Tại đây có tấm bia " Từ đường biệt tự bi kỷ" lập ngày tốt tháng 2 năm Tự Đức 21 (1868). Bài vãn bia do Phó bảng khoa Mậu Tuất, Phương đình Nguyền Vãn Siêu, người làng Kim Lũ (xã Đ;u Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội) - bạn học của Dương Cống Bình soạn, nói về cuộc đời của Dương Công Bình; đạo sắc ngày 12 tháng 5 năm Cảnh Hưng 14 (1753) phong cho Dương Công Hổng- ông nội của Dương Công Bình làm Phấn lực tướng quân vì có công dẹp yên giặc giã.

+ Nhà thờ họ Nguyễn Xuân ở Ỷ La : vừa là nơi thờ tổ, vừa là nơi thờ Nguyễn Khoa Đệ - người có công mở lại đường khoa cử cho làng La Cả.

Tại các điểm di tích kể trên, hàng năm đều diễn ra các lễ nghi tôn giáo. Người chủ tế phải thay mặt dân làng cầu xin thành hoàng phù hộ cho dân làng được nhân khang vật thịnli, phong đăng hoà cốc. Những vị thần này có nguồn gốc khác nhau nhung là người có công lập làng, là tổ sư của nghề dệt của làng. Thành hoàng với chức năng bảo hộ và phát triển cộng đồng được thờ trong đình là mối dây liên kết mang tính thiêng liêng giữa các thành viên còn sống cũng như đã khuất trong làng. Đáng kể nhất là hội làng La Cả (La Nội và Ý La). Hội lệ bình thường chỉ diễn ra trong ngày 7 tháng giêng với lễ thức đơn giản. Vào những năm phong đăng hoà cốc, làng mở đại đám từ mồng 7 đến hết 14 tháng giêng. Đêm 14, hội diễn lại tích đánh hổ (còn gọi là “đánh biệt”) của thành hoàng. Những hành vi tôn giáo tín ngưỡng này có sức mạnh liên kết

cộng đồng mạnh mẽ trong một thời gian dài. Nó đề cao tinh thần cộng đổng sâu sắc, tạo nên sự đồng tâm, nhất trí cao trong việc làm ăn chung ở xóm làng.

2.2. LÀNG LA CẢ, MỘT CỘNG Đ ồ N G VÃN HÓA - XÃ HỘI 2.2.1. Đát học và gánh nặng của truyền thống

Làng La Cả từ xưa đến nay có nhiều thuận lợi vi ở gán kinh thành Thăng Long, thêm vào đó kinh tế ổn định đã giúp cho nhiều thế hệ con em trong làng có diều kiện học hànlì. Song quan trọng ỉ lơn đỏ clìính là mỗi ngưòi làng La đều ý thức được về đất học của mình. Từ xưa làng đã nổi tiếng về truyền thống hiếu học và khoa bảng. Theo Lịch sử cách mạng xã Dương Nội

thì làng có 7 người đỗ đại khoa qua các kỳ thi của nhà nước phong kiến 4. Ngoài ra làng còn có 44 người đỗ hương cống, cử nhân. Nguyễn Khoa Đệ người làng Ỷ La có công trong việc mở đường khoa cử. Dân làng La Cả tôn ông là Khai khoa và lập bia thờ, tấm bia lập ngày 2 tháng 5 năm Cảnh Hưng thứ 45 (1784) hiện nay vẫn còn ở làng và mới được dòng họ Nguyễn Xuân tôn tạo lại. Hàng năm các làng đều đến nhà bia lễ tạ ông vào ngày xuân tế. Nối gót ông, nhiều người tổng La đi thi và đỗ đạt.

Bên cạnh đó làng còn có một chế độ khuyến khích đối với người đi học và đỗ đạt. Trong điều 7 hương ước làng ghi: “ Kẻ sĩ chăm chỉ học hành thì được miễn lực dịch binh phần, học đến 26 tuổi mà chưa có giấy gọi vào trường thi thì không được dự lệ này nữa. Ai nuôi được 2 - 3 người con chăm chỉ học hành thông về văn ký thì được cùng ngôi thứ với trưởng thôn; nếu có con đỗ

Một phần của tài liệu Quan hệ nàng dâu - mẹ chồng và văn hoá ứng xử trong gia đình người Việt đồng bằng sông Hồng (Trang 30)