Bia HoaN ghiêm tự bi hiỌn còn lưu tại chùa Hoa Nghiổm của làng La Cả, bản dịch viết tay của TS Bùi Xuân Đính, Viện Dân tộc học.

Một phần của tài liệu Quan hệ nàng dâu - mẹ chồng và văn hoá ứng xử trong gia đình người Việt đồng bằng sông Hồng (Trang 27)

Đính, Viện Dân tộc học.

được cắt về phủ Hoài Đức, tính Hà Nội. Năm 1889 đến 1904 làng La Cả thuộc tỉnh Cầu Đơ. Năm 1948, làng La Cả nằm trong xã Đại La thuộc huyện Liên Bắc, tỉnh Hà Đông. Đến năm 1956, làng La Cả được chia vé xã Dương Nội, huyện Hoài Đức tỉnh Hà Đỏng. Năm 1965, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây nhập thành tỉnh Hà Tây. Từ năm 1991 làng La Cả thuộc xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, tinh Hà Tây.

Bảng 1: hộ và sô nhân khẩu tại làng La Cả

M ục La Nội Ỷ La La Cả

Số hộ 1073 1157 2230

Số khẩu 4838 5318 10156

Nguồn: Theo số liệu thống kê tại xã Dương Nội tháng 12/2000

2.1.2. Cơ sở kinh té cổ truyền

2.1.2.1. N ông nghiệp.

Trong lịch sử làng La Cả nổi tiếng về nghề dệt. Mặc dù phần lớn nguồn thu nhập của các hộ gia đình là từ nghề dệt nhimg dân làng vẫn coi nông nghiệp là gốc. Cuộc sống của dân làng dựa trên nguyên lý tự túc trong đó lối sống vẫn gắn với nông nghiệp ruộng nước. Thực ra, cấu trúc kinh tế cổ truyền của cư dân làng La Cả được dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiộp với thủ công nghiệp (nghề dệt) và buôn bán nhỏ, tạo ra một cơ sở kinh tế tương đối ổn định. Do nằm ở vị trí cao trong khu vực nên đổng ruộng ở đây chủ yếu là đồng mùa. Tuy nhiên, từ lâu người làng La đã biết trồng các loại hoa màu xen lẫn với các vụ lúa. Gần đây cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật nông nghiệp, đổng ruộng được cải tạo, các giống lúa mới có năng suất cao được đưa vào trồng đã giúp cho nguồn thu từ nông nghiệp của làng ổn định hơn trước.

Với sự phát triển của tư hữu, sở hữu ruộng đất của các làng trong xã biến đổi theo chiều hướng ruộng cống của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp, ruộng tư chiếm tỉ lệ cao. Tuy nhiên, sở hữu tư nhân trước kia tập trung vào địa chủ. Do làng La Cả có nghề dệt phát đạt hơn vị trí nông nghiệp bị suy giảm, nhiều gia đình có khung dệt thường cho thuê ruộng đất hoặc mướn người về làm theo vụ. Các gia đình ít chú trọng tích tụ đất nông nghiệp làm cho sở hữu tư nhân về ruộng đất manh mún. Trong quá trình phát triển, tình hình ruộng đất của làng cũng có nhiều thay đổi. Bên cạnh việc tập trung ruộng vào một số người thì cũng xuất hiện hiện tượng ruộng tư biến thành ruộng công dưới các dạng đặt hậu (hậu Phật, hậu họ, hậu xóm, hậu giáp). Mặc dù vậy sở hfru ruộng đất tư nhân ở làng vẫn chiếm tỉ lệ tuyệt đối. Chẳng hạn ở Ỷ La năm 1805 có 822 mẫu ruộng đất các loại thì chỉ có 3 mẫu 3 sào ruộng tam bảo, 9 mẫu 9 sào ruộng hậu. {13, 20}

Bảng 2: Các loại đất của làng La Cả.

Các loại đất Số lượng (mẫu) Tỉ lệ (%)

Xâm canh 496 31

Ruộng các loại 1114 69

Tổng 1600 100

Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 1981 của Ban Chấp hành Đảng bộ xã Dương Nội.

Ngoài nguồn sống chính từ làm ruộng, dân làng còn biết dệt the lụa. Theo bản Ngọc phả thánh Sú" nghề dệt sao lại vào năm Duy Tân thứ 3 (1909)3 thì hai người truyền nghề dệt the lụa cho dân làng La Cả là Lý Đat Kính dạy làng La Nội và Lý Phúc Trường dạy cho dân làng Ỷ La. Nghề dệt ở làng La Cả xưa nít phát triển với sàn phẩm the “the La, lụa Vạn, vải Canh” hay “the La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng”. The làng La Cả nổi tiếng với sản phẩm hoa trơn, khổ hẹp rất bển và đẹp so với công nghệ Vu các sản phẩm thời bấy giờ. The lụa làng La Cả từ lâu đã trở thành hàng hoá được nhiều nơi biết đến. Phần lớn the lụa được các lái buôn gom vào các phiên ngày 5 và 10 tại nhicu điểm dọc đường làng mang ra kinh thành Thăng Long hay các hiệu buôn ở thị xã Hà Đông để bán. Chỉ còn rất ít the lụa lẻ được bán tại phiên chợ tơ ngày 3 và ngày 8 ở chợ La. Trước kia kỹ thuật dệt thô sơ, những người làm nghề dệt rất vất vả. Ngày nay, nghề dệt của các làng vẫn được duy trì và cải tiến về kỹ thuật, máy móc đã thay thế dần sức lao động, năng xuất cao hơn, tạo ra nhiều sản phẩm chiếm lĩnh được thị trường. Nó vượt ra khỏi tính chất gia đình. Nhân công được thuê mướn ngày càng nhiều hơn. Lớp thợ thủ công chuyên nghiệp cũng hình thành. Nhờ vậy mà cả 3 làng được cấp danh hiệu là làng nghề thủ công truyền thống.

2.1.2.3. Thương nghiệp

Hầu hết các hộ gia đình trong làng làm kinh tế hỗn hợp (nông nghiệp và phi nông nghiệp). Mặc dù lấy nông nghiệp làm gốc nhung thu nhập từ nghề dột cao hơn. Cũng do có nghề phụ nên làng đã hòa nhập vào cơ chế thị trường, có mức sống khá giả, có sản xuất hàng hóa. VỊ trí cận đô thị giúp nghề thủ công, buôn hán được mở rộng.

Một phần của tài liệu Quan hệ nàng dâu - mẹ chồng và văn hoá ứng xử trong gia đình người Việt đồng bằng sông Hồng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)