Quan niệm của nữ thanh niên

Một phần của tài liệu Quan hệ nàng dâu - mẹ chồng và văn hoá ứng xử trong gia đình người Việt đồng bằng sông Hồng (Trang 68)

- Ly hươni> (lịch: những chức dịch dương thứ.

10 UB ND xã Dương Nôi: báo cáo tổng kết năm 2002 (lưu Văn phòng UB ND xã).

3.3.2. Quan niệm của nữ thanh niên

Những tiêu chuẩn chọn chổng của người phụ nữ ít hơn nam. Điều này có thể lý giải là do trước đây phụ nữ không có quyền chọn chồng, hơn thế họ

dóng vai trò bị động. Nêu một cò gái làng dám từ chối một đến hai đám hỏi thì sẽ không có đám thứ ba hói cô làm vợ. Làng La đã có trường hợp này. Chính vì thế nên trước năm 1945, những cô gái làng La thường chấp nhận ngay người con trai đầu tiên đến hỏi mình làm vợ.

Sau Cách mạng tháng Tám, phong trào đả phá các quan niệm cũ như phân biệt nam nữ, hôn nhân sắp đật, quyền uy tuvệt đối của người gia trưởng. Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH ban hành năm 1946 nhấn mạnh quyền hình đẳng nam nữ, khuyến khích người phụ nữ tích cực tham gia hoạt động xã hội giống như nam giới, sắc lệnh 97 ngày 22/4/1950 của Nhà nước tuyên bố thù tiêu quyền gia trưởng và cống nhận quyền của con cái trong hôn nhân. Những cố gắng của Chính phủ trong việc xóa nạn mù chữ, mở rộng giáo dục đã nâng cao trình độ học vấn và tri thức văn hóa của thế hệ trẻ. Đó là phương tiện để họ tiếp xúc với tư tưởng mới, hình thành lối sống mới. Hệ thống chuẩn mực và giá trị mới đã hình thành những người phụ nữ mới.

Luật hôn nhân và gia đình ra đời cũng đã mang lại cho nam nữ thanh niên quyền tự do lựa chọn bạn đời. So với chế độ hôn nhân thiếu tiến bộ của xã hội cũ, hôn nhân tự clo ngày nay dược pháp luật bảo vệ và xã hội ủng hộ. Nam, nữ có nhiều cơ hội và quyền lựa chọn hơn trước trong việc lựa chọn bạn đời. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nêu: “cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến b ộ ...” {51, khoản 2, điều 4).

Dưới tác động của yếu tố học vấn, việc làm bên ngoài gia đình, thu nhập c a o ... kết hôn từ chỗ được sắp xếp và quyết định bởi cha mẹ đã dần dần trở thành hôn nhân tự do theo tình yêu cá nhân. Lớp trẻ dành nhiều thời gian cho việc học tập và làm việc neoài gia đình nên cơ hội giao tiếp với người khác giới tăng, trong khi sự giám sát của cha mẹ giảm. Thanh niên ngày nay ý thức được rằng nên kết hôn khi đã có sự độc lập về kinh tế. Việc lựa chọn bạn đời vì thế cũng thay đổi, nếu trước đây đối tượng hoàn toàn do cha mẹ lựa

chọn theo nhu cầu của gia dinh thì ngày nay phần lớn cá nhân lựa chọn hạn đời theo tiêu chuẩn phù hợp với yêu cẩu của bản thân.

Cùng 10 tiêu chí tưưng ứng, với nữ thanh niên chúng tôi thu được kết quả: Người chổng lý tưởng

1. Hiền lành, biết làm ăn. 2. Khỏe mạnh, đẹp trai thì tốt.

3. Có nghề nghiệp ổn định ngoài nông nghiệp. 4. Cùng thổn xóm

5. Biết giao tiếp

Trong tiêu chuẩn chọn chồng của con gái, đẹp trai được đặt lên cao hơn so với nghề nghiệp ổn định ngoài nông nghiệp. Sau đến là có việc làm tạo thu nhập. Tiêu chuẩn cùng làng được bảo lưu từ đời này sang đời khác. Nơi làng xóm ít người, có thể biết rõ những dòng họ nối tiếp đời nọ sang đời kia. Người ta nhận thấy những người xuất thân từ những gia đình hòa thuận thường đối xử với người hôn phối một cách ôn hòa, nhẫn nại, thiên nhiều về sự hướng dẫn, cảm hóa. Điều này đối với người phụ nữ rất quan trọng bởi khi lấy chồng thì dó là nơi nương nhờ suốt đời của họ.

Nếu như phần đông các em trai chịu ảnh hưởng của cách giáo dục mang tính truyền thống là đề cao vai trò của người chồng, người cha trong gia đình, thì hầu hết lại không có em gái nào đồng ý với quan niệm: người chồng chỉ có trách nhiệm lo kiếm tiền. Tỷ lệ các em nữ đổng ý với quan điểm “cả hai vợ chồng lo kiếm sống, việc nhà cùng chia sẻ” lại chiếm tỷ lệ cao hơn các em nam. Có thể điều này được lý giải như sau: Cuộc sống hiện đại đã dần chiếm giữ những vị trí rõ ràng trong cuộc sống ở nông thôn, nhất là những khu vực có vị trí địa lý tiếp giáp với đô thị. Chính vì những thuận lợi trong kinh tế, đã kéo theo một số các dịch vụ xã hội khác phục vụ cho những hộ gia đình cổ nhu cầu. Ví dụ: dịch vụ giặt là thuê, dịch vụ trông giữ chăm sóc trẻ,

giúp việc gia đình... Điểu đó có ảnh hưởng đến một sổ quan niệm của các cm thiếu nữ khi hình dung một gia đình riêng trong tương lai. Các em nữ thiếu niên nông thôn - cụ thể là ở địa bàn điều tra - hiện nay có xu hướng hoạt ctộng hướng ngoại, tách dần những phần công việc nội trợ, mà trước đây người ta quan niệm đó là công việc của phụ nữ.

Tuy nhiên, các em gái ở độ tuổi trưởng thành cũng bắt đầu ý thức được vai trò của mình với tư cách làm dâu, làm vợ. Chị D, 16 tuổi quan niệm “Người vợ tốt là phải chăm làm, ngoan ngoãn, lễ phép. Cái chính của con người là đạo đức tốt. Nhà anh ấy (tức người yêu của chị D) chỉ có hai mẹ con, nếu tôi lấy anh ấy thì chắc chắn phải sống cùng mẹ chồng. Anh ấy thương mẹ lắm, tôi lấy anh ấy cũng chẳng phải lo về kinh tế đâu nhưng phải lo lắng gắnh nặng tổ tiên, mổ mả nhà chổng”. Chị T, 17 tuổi nói “Tôi nghĩ người vợ phải là người hiền thục, biết cư xử với bố mẹ chồng. Đi lấy chổng rồi thì chủ yếu phải thương yêu chổng con. Người phụ nữ có giỏi giang mà chồng con không ra gì thì cũng chán. Trừ những người không biết điều còn người ta đều vun vén cho vợ con hết, mình đối xử tử tế thì chồng mình cũng vui lòng”.

Một phần của tài liệu Quan hệ nàng dâu - mẹ chồng và văn hoá ứng xử trong gia đình người Việt đồng bằng sông Hồng (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)