Biến đổi trong quan hệ xã hội

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của nông dân ở một làng ven đô Trường hợp làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội (Trang 71)

Các quan hệ xã hội vốn là sản phẩm của một giai đoạn lịch sử lâu dài. Sự biến đổi của các mối quan hệ xã hội có thể diễn ra một cách tiệm tiến theo thời gian hoặc được biến đổi một cách nhanh chóng vào những thời điểm có tính bước ngoặt của sự phát triển xã hội. Các quan hệ xã hội vừa dựa vào nền tảng tình cảm đồng thời vừa có nền tảng kinh tế, chính trị và văn hóa. Theo đó, khi kinh tế thị trường thâm nhập vào cộng đồng và khi cộng đồng bị ảnh hưởng bởi công nghiệp hóa và đô thị hóa thì các mối quan hệ xã hội cũng có những biến đổi như là hệ quả của các biến đổi về kinh tế, môi trường sống,...

Từ sau khi được sáp nhập vào Hà Nội, các làng ven đô nhanh chóng trở thành nơi có nhiều công ty, xí nghiệp công nghiệp và các khu nhà ở đô thị.

Công nghiệp hóa, đô thị hóa đã có những kết quả tích cực không thể phủ nhận. Song, tốc độ phát triển ấy cũng mang lại một số hậu quả đáng tiếc về mặt xã hội, do không chuẩn bị đầy đủ và đồng bộ các điều kiện cần thiết cho sự thay đổi nghề nghiệp và lối sống của cư dân. Một trong những chuyển đổi mà quá trình này mang lại cho Gia Trung là sự chuyển đổi về đời sống xã hội nông thôn, thay thế bức tranh xã hội nông thôn trì trệ bằng những giá trị mới của xã hội hiện đại. Chúng tôi cho rằng, không có một khuôn mẫu nào để đánh giá đâu là sự biến đổi về văn hoá, đâu là biến đổi về mặt xã hội. Nhưng có một thực tế cần phải nhìn nhận là nhờ có công nghiệp hóa, đô thị hoá mà nhiều hủ tục lạc hậu trong hôn nhân, quan hệ vợ chồng tồn tại ở Gia Trung hàng trăm năm đã bị loại bỏ, phụ nữ được bình đẳng trong các mối quan hệ vợ chồng, anh em họ hàng. Các giá trị văn hoá tốt đẹp của gia đình, dòng họ, làng xóm vẫn được bảo lưu và phát triển, nhưng đã có sự “sự thu hẹp phạm vi các mối quan hệ”.

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của nông dân ở một làng ven đô Trường hợp làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội (Trang 71)