Phân hóa xã hội

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của nông dân ở một làng ven đô Trường hợp làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội (Trang 76)

Công nghiệp hóa, đô thị hoá đã góp phần gia tăng đáng kể thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, quá trình này cũng đang tạo ra các vấn đề xã hội nghiêm trọng, trong đó có sự phân hoá giàu nghèo của những người nông dân vốn trước kia có mức sống ngang nhau. Bên cạnh những người dân đã sinh sống ở đây từ trước mà đa số là nông dân, Gia Trung đã tiếp nhận một lượng ngày càng lớn dân cư từ nơi khác đến sinh sống. Một phức hợp dân cư rất khác biệt nhau về nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần xã hội. Trong thành phần những người nông dân cũ ở Gia Trung cũng có sự phân hóa lớn. Những hộ gia đình có điều kiện kinh doanh tốt lại nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đồng thời thích ứng với điều kiện sinh kế mới, thu nhập hàng tháng của hộ gia đình không ngừng gia tăng. Khảo sát cho thấy, số hộ gia đình có mức thu nhập bình quân 20 triệu đồng/tháng ở Gia Trung chiếm khoảng 30% tổng số hộ, chủ yếu là các hộ gia đình có sự chuyển đổi sinh kế triệt để sau khi mất hết đất nông nghiệp; nguồn thu nhập hàng tháng của các hộ này có thể từ làm công chức, làm công nhân, cho thuê nhà trọ hoặc cho thuê mặt bằng kinh doanh. Trong khi đó, khoảng 40% hộ gia đình ở làng Gia Trung vẫn sống dựa một phần vào nông nghiệp. Người trở nên giàu có, người có mức sống không thay đổi bao nhiêu, người rơi vào nghèo túng; có người chuyển đổi được nghề nghiệp và có cuộc sống ổn định nhưng cũng có những người không thích ứng được với môi trường mới và gặp khó khăn.

Những năm qua, trong quá công nghiệp hóa, đô thị hóa đã làm giá cả đất đai trên địa bàn Gia Trung tăng lên nhanh chóng, đã biến những nông dân có một diện tích đất đai nào đó thành những người nắm trong tay một tài sản lớn, còn một số khác không có được những thuận lợi đó, lại gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng góp phần phân hóa giàu nghèo giữa các gia đình. Bên cạnh nhiều gia đình có điều kiện xây dựng, nâng cấp nhà ở khang trang, hiện đại và tiện nghi vẫn còn có những gia đình cuộc sống không có nhiều thay đổi. Con số này tiềm ẩn trong số 19,6% số nhà mái ngói cũ hiện còn và số hộ sống dựa hoàn toàn vào nông nghiệp.

Tuy nhiên, trình trạng phân hoá thu nhập, giàu nghèo ở Gia Trung hiện nay không nhiều và chưa rõ nét như ở nhiều vùng công nghiệp khác. Ở đây, vẫn đang trong quá trình phân hóa.

4.6. Tiểu kết

Tóm lại, công nghiệp hóa, đô thị hóa đã và đang tác động lên nhiều mặt của đời sống người dân Gia Trung, bao gồm các khía cạnh về văn hóa và xã hội trong đời sống của cộng đồng làng. Những biến đổi về văn hóa và xã hội cùng với những biến đổi về sinh kế và không gian sống của cộng đồng làng là hệ quả trực tiếp của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã và đang diễn ra ở khu vực ven đô Hà Nội. Như đã được trình bày ở chương này và trong các chương trước, sự biến đổi ở làng Gia Trung dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa là một sự biến đổi ở nhiều khía cạnh, nhất là ở khía cạnh sinh kế, không gian sống, mức sống, quan hệ xã hội, phân hóa xã hội và một số thực hành văn hóa tín ngưỡng. Tất cả những biến đổi ở nhiều chiều cạnh như thế đã và đang tạo nên một cộng đồng đô thị ở khu vực ven đô thay thế cho một cộng đồng làng nông nghiệp ở khu vực nông thôn vốn được định hình và phát triển trong nhiều thế kỷ trước.

KẾT LUẬN

1. Trong bối cảnh đổi mới, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở khu vực nông thôn và ven đô Hà Nội đã dẫn đến việc chính quyền Nhà nước thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp của các làng ở khu vực này. Việc thu hồi đất nông nghiệp không chỉ làm mất đi các nguồn vốn sinh kế truyền thống và chiến lược mưu sinh dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân ở khu vực ven đô mà còn buộc họ phải thay đổi chiến lược mưu sinh, tham gia nhiều hơn vào thị trường và phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường. Chính những biến đổi này, cùng với sự biến đổi về môi trường sống do tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đời sống văn hóa và xã hội của các cộng đồng làng ở khu vực ven đô cũng có nhiều biến đổi.

2. Làng Gia Trung được lựa chọn như một ví dụ minh họa cho những biến đổi nêu trên dưới lăng kính của khung sinh kế bền vững, như chúng tôi đã giới thiệu và tóm tắt ở chương 1. Kể từ cuối những năm 1990, đặc biệt là từ đầu những năm 2000, chính quyền Nhà nước các cấp đã triển khai hàng loạt các dự án phát triển công nghiệp và đô thị hóa ở khu vực ven đô nhất là ở cửa ngõ quốc tế của Việt Nam - Sân bay Nội Bài. Các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, thương mại, dịch vụ làm cho làng Gia Trung bị thu hồi phần lớn diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân. Chỉ trong vòng 8 năm (2002 - 2010), hơn 80% tổng diện tích đất nông nghiệp của làng đã bị thu hồi để phát triển công nghiệp và đô thị. Hệ quả trực tiếp của công nghiệp hóa, đô thị hóa đối với các hộ gia đình nông dân là họ bị mất đi nguồn sinh kế truyền thống vốn gắn bó lâu dài với họ, đó là đất đai, một nguồn vốn tự nhiên quan trọng, một nền tảng của chiến lược mưu sinh của các hộ gia đình nông dân ở cộng đồng làng vốn dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Sự suy giảm mạnh mẽ của nguồn vốn này đã thúc đẩy hộ gia đình nông dân phải thay đổi chiến lược sinh kế của mình theo hướng đa dạng hóa các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp gắn liền với sự phát triển của công

nghiệp và đô thị ở khu vực ven đô. Trong quá trình chuyển đổi này, bên cạnh nhiều cơ hội sinh kế mới và sự gia tăng của một số nguồn vốn sinh kế của các hộ gia đình như vốn tài chính, thì một bộ phận lao động vốn là những người nông dân làm nông nghiệp lại thiếu vốn xã hội và ít vốn con người nên khó có thể tìm được việc làm, hay không có đủ việc làm, để đảm bảo tính bền vững của các chiến lược mưu sinh phi nông nghiệp trong bối cảnh gia tăng các áp lực của nền kinh tế thị trường và những tác động còn hạn chế của chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm của Nhà nước.

Chính vì thế, nhiều hộ gia đình nông dân thấy cuộc sống của mình đang tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức nhất là ở các khía cạnh việc làm, ổn định xã hội. Thực tiễn ở làng Gia Trung cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho các mục tiêu phát triển đã và đang làm nảy sinh nhiều bức xúc, mâu thuẫn nông thôn. Thêm vào đó, tính hiệu quả của các dự án phát triển còn nhiều hạn chế, dẫn đến một diện tích lớn đất nông nghiệp sau thu hồi bị bỏ hoang, bên cạnh một diện tích đất nông nghiệp chưa bị thu hồi không có khả năng sản xuất vì bị ảnh hưởng bởi các dự án phát triển đô thị và công nghiệp. Tất cả các yếu tố này tạo nên một sự lãng phí về nguồn vốn tự nhiên.

3. Phát triển công nghiệp và đô thị hay còn gọi là công nghiệp hóa và đô thị hóa đồng thời tạo ra những tác động mạnh mẽ và làm biến đổi không gian sống của các cộng đồng làng ven đô. Ở Gia Trung, không gian sống của cộng đồng làng vốn bao gồm không gian sản xuất, không gian cư trú,... có những biến đổi nhanh theo hướng từ nông thôn sang đô thị. Dù người dân vẫn nhìn nhận cộng đồng của họ là một làng, nhưng các văn bản hành chính lại quy định là một phần của trị trấn. Thực tiễn cho thấy sự biến đổi này diễn ra đồng thời ở hai khía cạnh đơn vị hành chính (từ làng thuộc xã sang tổ dân phố thuộc thị trấn) và nội tại của các cấu trúc kinh tế, quan hệ xã hội và đặc trưng văn hóa của cộng đồng làng Gia Trung.

Tất cả những biến đổi nêu trên dẫn đến những biến đổi ở khía cạnh văn hóa và xã hội trong đời sống cộng đồng làng, thể hiện rõ nhất là những biến

đổi về mức sống, về quan hệ xã hội, phân hóa xã hội và một số thực hành văn hóa, tín ngưỡng.

4. Từ thực tiễn công nghiệp hóa, đô thị hóa và những chuyển đổi về sinh kế, văn hóa, xã hội và không gian sống ở làng Gia Trung, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến một khu vực của những chuyển đổi năng động nằm xem kẽ giữa đô thị và nông thôn, đó là khu vực ven đô. Trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, đây có lẽ là nơi diễn ra quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ và nhanh nhất, cũng là nơi chứng kiến quá trình chuyển đổi năng động nhất. Vì thế, việc tìm hiểu những biến đổi ở các khía cạnh sinh kế, văn hóa và xã hội, môi trường có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự chuyển đổi ở khu vực này mà còn trên cơ sở đó thấy được sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách như thế nào để làm cho quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mang lại những kết quả bền vững hơn cho không chỉ Nhà nước và doanh nghiệp mà còn cho cả các cộng đồng địa phương trong quá trình chuyển đổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu địa phương

1. Huyện Mê Linh, Danh sách các đơn vị có đến 1/4/2007 (thị trấn Quang Minh).

2. Huyện Mê Linh, Danh sách các đơn vị có đến 1/4/2007 (thị trấn Chi Đông).

3. Huyện Mê Linh, Báo cáo về công tác quản lý đất đai trong lĩnh vực chuyển đổi quyền và mục đích sử dụng đất, tháng 11/2006.

4. Huyện Mê Linh, Thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và 2008.

5. UBND huyện Mê Linh (2010), Tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2010.

6. UBND huyện Mê Linh (2011), Báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản.

7. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Thảo luận điều kiện tự nhiên, kinh tế

- xã hội xã Quang Minh.

8. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo về việc cung cấp số liệu niên giám thống kê 2007.

9. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Kết quả thống kê đất đai 2005, 2006,

2007 (biểu).

10. Phòng Tài nguyên và Môi trường (2006), Tham luận về việc thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp, đô thị và một số chính sách giải quyết công ăn việc làm cho người dân của các cấp chính quyền..

11. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Dân số, số hộ, lao động huyện Mê Linh qua các năm 2005, 2006, 2008 và 2009.

12. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Tình hình biến động sử dụng đất từ 1997 đến 2008 huyện Mê Linh.

13. Phòng Thống kê (huyện Mê Linh), Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp xã Quang Minh, năm 2002, 2005, 2006.

14. Phòng Thống kê (huyện Mê Linh), Hệ thống tiêu chí kinh tế - xã hội chủ yếu xã Quang Minh (tháng 3/2008).

15. Phòng Lao động TB & XH (huyện Mê Linh), Báo cáo thống kê lao động việc làm, tháng 3 năm 2011.

16. Phòng Lao động TB & XH (huyện Mê Linh), Báo cáo tình hình kế hoạch 9 tháng đầu năm 2010.

17. Phòng Lao động TB & XH (huyện Mê Linh), Báo cáo tình hình kế hoạch 6 tháng đầu năm 2011.

18. Phòng Lao động TB & XH huyện Mê Linh, Báo cáo thống kê Lao động, việc làm, Quý II, năm 2011.

19. UBND xã Quang Minh, Báo cáo kinh tế, xã hội các năm 2005, 2006, 2007 và 2008.

20. UBND xã Quang Minh, Số liệu điều tra dân số và đất đai (tính đến tháng 2/2008).

21. UBND xã Quang Minh, Báo cáo tình hình thu chi ngân sách 2008, 2009.

22. UBND xã Quang Minh, Báo cáo quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2002 - 2010.

23. Đảng ủy xã Quang Minh, Báo cáo sự lãnh đạo của BCH Đảng uỷ xã

Quang Minh tháng 12/2008.

24. Đảng ủy xã Quang Minh, Báo cáo việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

25. Đảng ủy xã Quang Minh, Báo cáo của BCH Đảng bộ xã trình ĐHĐB xã 2005 -2010.

26. Ban đề án xã Quang Minh, Báo cáo kiểm tra cuối khoá các nghề tin học văn phòng, lái xe từ khoá 1 đến khoá 5/2007.

27. Phòng Địa chính xã Quang Minh, Kiểm kê diện tích đất đã sử dụng phù hợp, chưa phù hợp với QHSD đất, tính đến 01/01/2005.

28. Phòng Địa chính xã Quang Minh, Thống kê kết quả cấp giấy chứng nhận QSDĐ (01/01/2005).

29. Phòng Địa chính xã Quang Minh, Thống kê tình hình sử dụng đất của các tổ chức trong nước (01/01/2005).

30. Phòng Địa chính xã Quang Minh, Thống kê, kiểm kê về tình hình tăng giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng từ 2000 - 2008.

31. Phòng Địa chính xã Quang Minh, Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2005 so với 1995 và 2000.

32. Phòng Địa chính xã Quang Minh, Kiểm kê đất nông nghiệp 2005.

33. Phòng Địa chính xã Quang Minh, Kiểm kê đất phi nông nghiệp 2008.

34. Phòng Địa chính xã Quang Minh, Thống kê, kiểm kê người sử dụng đất.

35. Thôn Gia Trung, Hương ước làng văn hoá Gia Trung 2002.

36. Thôn Gia Trung, Tình hình kinh tế - xã hội từ 2001 - 2010.

II. Tài liệu sách, báo đã xuất bản

37. Hoàng Thị Anh (2006), Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi bị Nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn Mê Linh (Vĩnh Phúc), Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp.

38. Mai Ngọc Anh (2013), Tách biệt xã hội về kinh tế đối với nông dân Việt Nam (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

39. Ngô Vương Anh (1998), Sự biến đổi của Phú Thượng - một xã nông nghiệp ven đô trong quá trình đô thị hóa, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ I, tập IV, tr. 400-407.

40. Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Mai (2007), Những biến đổi kinh tế - xã hộicủa hộ gia đình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

41. Nguyễn Quang Ân (2003), Việt Nam, những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945 - 2002), Nxb Thông tấn, Hà Nội.

42. Lâm Thanh Bình (2007), Nguyên nhân tâm lý - xã hội làm thay đổi thu nhập của hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp, Tạp chí Tâm lý học, số 8 (101), tr. 51-55.

43. Lâm Thanh Bình (2008), Tình hình thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp và một số vấn đề tâm lý - xã hội nảy sinh

(Nghiên cứu trường hợp tại Hải Dương, Hưng Yên và Hà Tây), Tạp chí Tâm lý học, số 7 (112), tr. 26-30

44. Ngô Đức Cát (2009), Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và ảnh hưởng

của nó tới lao động nông nghiệp, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, tr. 14-16.

45. Nguyễn Thị Phương Châm (2009), Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay, Nxb Văn hóa - Thông tin & Viện Văn hóa, Hà Nội.

46. Nguyễn Thị Phương Châm (2010), Khi làng vươn ra phố: Những xu hướng biến đổi văn hóa (Nghiên cứu trường hợp làng Đồng Kỵ, Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh), in trong Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận Nhân học, Nxb Đại học Quốc

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của nông dân ở một làng ven đô Trường hợp làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)