Công nghiệp hóa, đô thị hóa ở làng Gia Trung

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của nông dân ở một làng ven đô Trường hợp làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội (Trang 34)

Thực tế cho thấy, trong gần ba thập kỷ vừa qua, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ đã biến nhiều vùng ven đô Hà Nội thành khu vực phát triển năng động trên bản đồ kinh tế quy hoạch. Trong tiến trình này, diễn ra xu hướng dịch chuyển đầu tư vào hoạt động sản xuất công nghiệp từ khu vực trung tâm ra vùng ven đô (ngoại vi), thúc đẩy và làm lan tỏa dẫn đến hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị hay trung tâm đô thị/thị tứ, trong đó, Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng và chính sách của Nhà nước có tác động lớn đến khu vực ven đô. Tuy nhiên, những biến đổi ở các làng ven đô cũng còn một phần xuất phát từ những động năng nội tại của mỗi làng cụ thể. Sự cộng hưởng của hai yếu tố này, từ bên ngoài và từ bên trong, tạo nên những biến đổi cụ thể ở mỗi làng.

2.2.2.1. Công nghiệp hóa ở Gia Trung

Khu công nghiệp9 Quang Minh được quy hoạch năm 2004 tại xã Quang Minh10 với nhiều lợi thế để hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, được xem là một trong 7 khu công nghiệp lớn nhất ở Việt Nam. Lúc mới thành lập, hơn 40 doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp này, đến tháng 9 năm 2008 đã có trên 100 doanh nghiệp. Tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để thực hiện dự án trên 500 ha, là phần đất nông nghiệp của các làng Gia Trung, Gia Tân, Gia Thượng, Giai Lạc và Chi Đông, trong đó đất nông nghiệp của làng Gia Trung bị thu hồi nhiều và triệt để nhất.

9 Theo Nghị định 192/CP ngày 25/12/1994 của Chính Phủ, khu công nghiệp được hiểu là “các khu vực công nghiệp tập trung không có dân cư, được thành lập với các danh giới được xác định nhằm cung ứng các dịch vụ để hỗ trợ phát triển sản xuất”. Như vậy, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa ở nước ta hiện nay thì việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung là cần thiết và được Nhà nước đầu tư, phát triển.

Bảng 2.2: Số dự án và diện tích đất giao cho các dự án ở Quang Minh. Stt Hạng mục Tháng 12/2005 Tháng 12/2006 Tháng 12/2008 1. Dự án 151 162 176

2. Diện tích đất giao dự án (ha) 437,9 450,8 476,3 3. Diện tích đất làm đường,

xây dựng hạ tầng cơ sở (ha) 107,52 157,52 79,6 Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo kinh tế - xã hội.

Những số liệu trên cho thấy, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi giao cho các dự án tăng tỷ lệ thuận với số dự án từ năm 2005 đến 2008. Ở Gia Trung, đất nông nghiệp bị thu hồi cho khu công nghiệp nằm ở các cánh đồng: sông Mo, đồng Khanh, đồng Láng, đồng Sáo, đồng Bãi, đồng Trước, đồng Mả Đường, chim Bô, Cầu, cây Gáo, đồng Chụm và đồng Hối,... phần lớn thuộc nửa làng phía đằng Đình (nay là tổ dân phố số 6).

Nhiều cơ sở hạ tầng ở Gia Trung (chợ Quang Minh, Đình làng Gia Trung, nhà văn hóa, nhà mẫu giáo) cũng được đầu tư xây mới dựa trên các nguồn kinh phí xây dựng khu công nghiệp, đóng góp của nhân dân và đặc biệt từ kinh phí có được do chuyển đổi một phần lớn diện tích đất hoang hóa, ao chum, đường mương ở các cánh đồng cho khu công nghiệp11. Chỉ tính riêng nguồn hỗ trợ từ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng khu nhà ở Long Việt mà làng Gia Trung đã bê tông hóa được hệ thống giao thông nông thôn với chiều dài 7km, cải tạo nâng cấp được 8km đường dây điện, xây dựng mới nhà văn hóa và nâng cấp nhà mẫu giáo.

Như vậy, từ năm 2004 đến nay, cùng với việc quy hoạch và phát triển khu công nghiệp thì hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Gia Trung cũng đã và đang được đầu tư, cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh trong khi mạng lưới giao thông

chưa đồng bộ, tình trạng thiếu nước sạch, úng lụt, ô nhiễm môi trường do phát triển gây ra vẫn còn là vấn đề bức xúc cần được quan tâm giải quyết.

2.2.2.2. Đô thị hóaở Gia Trung

Đi đôi với quá trình thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp thì quá trình thu hồi đất để phục vụ đô thị hóa cũng diễn ra ồ ạt với quy mô lớn. Chủ yếu là đất nông nghiệp nằm ở các xứ đồng thuộc nửa làng phía đằng Chùa (tổ dân phố số 7).

Trung tâm thương mại Mê Linh Praza được quy hoạch năm 2004 với tổng diện tích 71.500m2, là một tổ hợp thương mại vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất.

Khu đô thị và nhà ở Long Việt (khu đô thị mới Quang Minh) được phê duyệt xây dựng theo Quyết định số 3908/QĐ-UB ngày 15/10/2003 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, diện tích thu hồi để thực hiện dự án là 490.170 m2, trong đó đất nông nghiệp 383.948m2 (chiếm 78,3% tổng diện tích cho dự án), chủ yếu là đất nông nghiệp quỹ 1; phần đất còn lại bị thu hồi là đất thuỷ lợi, đất giao thông và đất chuyên dùng như đường giao thông, mương, nghĩa địa do Ủy ban xã Quang Minh quản lý. Diện tích thu hồi có liên quan đến 321 hộ dân.

Khu biệt thự và nhà ở để bán Quang Minh được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt năm 2004, giao cho Công ty Cổ phần xây dựng số 2 (thuộc Tổng công ty Vinaconex)12 làm chủ đầu tư. Để phục vụ cho dự án xây nhà để bán này, 231 hộ dân sẽ không còn đất để sản xuất vì bàn giao 24,5 ha đất nông nghiệp (tương đương 88.200m2). Đến năm 2008, dự án đã bồi thường 20,46 ha cho 205 hộ gia đình. Mức giá bồi thường được UBND tỉnh ấn định là 17 triệu đồng/sào. Đến nay, công ty đã xây dựng xong trên diện tích 7,5 ha, với 80 lô biệt thự để bán.

Với việc sáp nhập vào thành phố Hà Nội, làng Gia Trung đổi thành tổ

12 Vinaconex 2 là công ty chuyên về xây dựng cơ sở hạ tầng, thu mua đất nông nghiệp để xây căn hộ, biệt thự. Trong quá trình điền dã tìm hiểu về dự án này, tác giả nhận thấy, diện tích bị thu hồi để phục vụ dự án chủ yếu là đất nông nghiệp loại 1 và 2; công tác thu hồi, đền bù và hỗ trợ đất đai của dự án để lại nhiều bức xúc, mâu thuẫn, thậm chí là xung đột trong đời sống dân cư. Vấn đề này sẽ được phân tích kỹ ở phần sau.

6, 7 thị trấn Quang Minh. Một làng xã thuần nông ven đô chuyển đổi thành tổ dân phố/thị trấn là cả một quá trình biến đổi sâu sắc trên tất cả các mặt đời sống sản xuất, văn hóa, xã hội. Xu hướng phát triển này đã và đang có những tác động tích cực, đồng thời cũng gây ra nhiều bất cập cho đời sống dân cư ở các làng xã được sáp nhập trên phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và lối sống mà vấn đề nóng bỏng nhất là sự thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp, sự chuyển đổi sinh kế của người nông dân bị thu hồi đất.

2.2.3. Thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Gia Trung

2.2.3.1 Quá trình thu hồi quyền sử dụng đấtnông nghiệp

Luật đất đai năm 2003 và các văn bản dưới luật đã thể hiện sự tăng cường quản lý về đất đai, điều tiết được một phần các loại đất và thị trường bất động sản, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ chế đất đai, tài chính. Theo Luật, người sử dụng đất đã được Nhà nước tăng quyền so với Luật đất đai năm 1993. Nhà nước cũng bảo hộ các quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng đất. Đồng thời cũng quy định rõ người sử dụng đất phải chấp hành và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước trong việc thu hồi đất để phát triển các khu, cụm công nghiệp và đô thị tập trung [84, tr. 3].

Trình tự thu hồi đất để phục vụ các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị và dự án phục vụ lợi ích công cộng ở Quang Minh nói chung, trên địa bàn làng Gia Trung nói riêng được thực hiện qua hai bước. Đầu tiên, sau khi chủ trương đã được Chính phủ phê duyệt và UBND tỉnh thông qua, UBND xã phải lên danh sách các hộ gia đình thuộc diện bị thu hồi đất, tiến hành họp mặt giữa chính quyền xã, nhà đầu tư và đại diện các hộ gia đình để thông báo lý do thu hồi đất, giá bồi thường và các khoản hỗ trợ. Tiếp theo, hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng tổ chức họp dân để thông báo quyết định về mức bồi thường, hỗ trợ; các hộ gia đình điền vào tờ khai và nhận các khoản tiền đền bù.

2.2.3.2. Quy mô thu hồi

Sau những biến động về diện tích đất đai trong lịch sử, đến năm 1996, diện tích đất nông nghiệp của làng Gia Trung còn lại 129 ha, phân bố ở khoảng hơn 20 xứ đồng khác nhau, chủ yếu được sử dụng để canh tác lúa và hoa màu. Quá trình thu hồi đất nông nghiệp ở Gia Trung mở đầu với việc thu hồi 24 ha đất nông nghiệp để xây dựng đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài năm 1996. Tuy nhiên, việc thu hồi với quy mô lớn, tốc độ nhanh chỉ diễn ra trong các năm 2001 - 2005. Trong khoảng thời gian này, hơn 80% tổng quỹ đất dùng cho sản xuất nông nghiệp của làng bị thu hồi để phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, đô thị hóa, trong đó phần đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp Quang Minh chiếm diện tích lớn nhất.

Vấn đề đáng chú ý ở đây là việc thu hồi đất nông nghiệp ở Gia Trung diễn ra với quy mô lớn và nhanh so với các làng khác trong xã Quang Minh cũng như ở các xã khác trong huyện Mê Linh. Để phục vụ các dự án, hơn 70% số hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi toàn bộ, các hộ còn lại bị thu hồi từ 20 - 50% diện tích đất canh tác. Đồng nghĩa với diện tích đất nông nghiệp ở Gia Trung bị biến động và xáo trộn mạnh.

Bảng 2.3: So sánh diện tích thu hồi ở dự án Long Việt và Hà Phong13 Stt Tiêu chí Dự án Long Việt Dự án Hà Phong 1. Số hộ 123 112

2. Diện tích trung bình trước thu hồi (m2) 2.159 1.923 3. Diện tích trung bình bị thu hồi (m2) 2.021 682

4. Thu hồi toàn bộ (hộ) 75 2

5. Thu hồi 70% (hộ) 42 5

6. Thu hồi 30 - 50% (hộ) 6 105

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo GPMB huyện Mê Linh.

Bảng 2.3 cho thấy, diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ trước khi bị thu hồi của các hộ dân dự án Long Việt nhiều hơn so với các hộ dân dự án Hà Phong. Diện tích bị thu hồi ở dự án Long Việt (chiếm 93,60% tổng diện tích bình quân/hộ). Trong đó, có 75/123 hộ dân bị thu hồi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, chỉ có 6 hộ là bị thu hồi từ 30 đến 50% diện tích. Ở dự án Hà Phong, các hộ dân chủ yếu bị thu hồi từ 30 đến 50% diện tích đất nông nghiệp, chỉ có 2 hộ bị thu hồi toàn bộ. Như vậy, ngay trong một dự án thu hồi thì quy mô và mức độ mất đất nông nghiệp của các hộ dân cũng khác nhau, những hộ chưa bị thu hồi hết đất nông nghiệp không hẳn là may mắn bởi diện tích đất còn lại bị cắt xẻ, manh mún và chia cắt.

Từ năm 2006 đến 2011, trên địa bàn Gia Trung không có dự án thu hồi mới, chỉ dừng ở việc giải quyết phần đất đai đã nằm trong diện thu hồi từ năm 2003 - 2004 nhưng chưa bàn giao giải phóng mặt bằng do những bất đồng về giá cả đền bù giữa người dân với dự án thu hồi. Đến đầu năm 2012, có hơn 80% số hộ gia đình nông dân ở Gia Trung không còn đất nông nghiệp để canh tác. Diện tích đất nông nghiệp còn lại của làng là 38 ha nhưng lại nằm rải rác và

13 Dự án Hà Phong được tiến hành sau khi có Quyết định số 3780/QĐ-UB ngày 08/10/2003 về việc chấp thuận đầu tư dự án và số 4790/QĐ-UB ngày 20/11/2003 về việc phê duyệt địa điểm quy hoạch chi tiết lập dự án của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Địa điểm thực hiện dự án là xã Tiền Phong.

manh mún ở nhiều cánh đồng khác nhau, gây trở ngại cho việc canh tác.

Những thông tin về sự mở rộng khu công nghiệp Quang Minh trong giai đoạn II cho thấy một diện tích quan trọng của 38 ha đất nông nghiệp còn lại sẽ tiếp tục bị thu hồi để phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Theo đó, có thể thấy rằng hầu hết những hộ gia đình nông dân vốn xem sản xuất nông nghiệp như một phương thức mưu sinh cơ bản ở Gia Trung đã, đang và sẽ bị mất tư liệu sản xuất truyền thống, đó là đất nông nghiệp, dẫn đến việc họ bị mất đi nguồn sinh kế truyền thống và phải tìm kiếm cách mưu sinh khác.

2.2.3.3. Tiền đền bù và hỗ trợ

Khi thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình, Luật đất đai quy định Nhà nước phải đền bù cho nông dân và hỗ trợ họ chuyển đổi sinh kế, tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là đền bù như thế nào, ở mức độ nào, ai quyết định hình thức đền bù, mức đền bù, chính là những vấn đề mấu chốt, là nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng hay chính xác hơn là mâu thuẫn đất đai trong xã hội Việt Nam trong hai thập kỷ qua.

Dĩ nhiên câu trả lời là Nhà nước quyết định. Quyết định của Nhà nước được quy định và thể hiện trong chính sách của Nhà nước, cụ thể là Luật đất đai qua các năm và gần đây nhất được cụ thể hóa trong Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ. Có hai phương pháp xác định giá đất: theo giá thị trường và theo thu nhập từ đất. Quyền xác định giá đất được phân cấp rộng rãi cho chính quyền cấp tỉnh và được điều chỉnh giá hàng năm. Nhìn chung, chính sách và các quy định đền bù quyền sử dụng đất khi bị thu hồi vẫn gắn với vấn đề quyền sở hữu đất đai của Nhà nước. Người nông dân với tư cách là một chủ thể sử dụng đất nông nghiệp luôn ở vào thế yếu, bị động trong thu hồi và đền bù đất nông nghiệp, vì họ dường như không được tham gia vào quy hoạch, vào xây dựng chính sách, vào việc quyết định mức thu hồi và đền bù. Thay vào đó, họ chỉ là người thực hiện tất cả những gì đã được quyết định bởi chính quyền Nhà nước.

Ở Gia Trung, việc thu hồi đất có quy mô lớn, ồ ạt và tốc độ nhanh chỉ diễn ra trong khoảng 5 năm (2001 đến 2005) với hình thức thu hồi duy nhất là bắt buộc. Đồng nghĩa với hình thức thu hồi này là tiền đền bù và hỗ trợ áp dụng cho các hạng đất là giống nhau ở các dự án cũng như ở các thời điểm thu hồi. Năm 2001, mức đền bù và hỗ trợ đồng loạt là 13 triệu đồng/sào ở dự án thu hồi đất xây dựng khu trung tâm thương mại Mê Linh Plaza, tăng lên 16 và 17 triệu đồng/sào thời điểm thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp Quang Minh, khu nhà ở để bán Quang Minh năm 2003 - 2004.

Bảng 2.4: Giá đất bồi thường ở Gia Trung qua các năm

Năm Bồi thường 1m

2

(nghìn đồng)

Bồi thường sào (360m2)

(triệu đồng)

1997 22. 000 8.000.000

2001 36. 000 13.000.000

2003 44. 000 16.000.000

2004 49. 000 17. 646.000

Nguồn: Báo cáo tình hình giá đất đền bù ở Gia Trung từ 1997 - 2004.

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của nông dân ở một làng ven đô Trường hợp làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)