Sự xuất hiện của tầng lớp công nhân

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của nông dân ở một làng ven đô Trường hợp làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội (Trang 55)

Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hoá trên địa bàn Gia Trung đã và đang tạo ra sự chuyển đổi tích cực nền kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp, lực lượng lao động nông nghiệp chiếm phần

20 Đây là kết luận của phóng sự “Nông nghiê ̣p Việt Nam là mô ̣t nền nông nghiệp chi a cắt” được phát trong chương trình thời sự 19h của Đài truyền hình Việt Nam (thứ 6, ngày 12/7/2013). Theo đó, phóng sự trích dẫn điều tra của Viê ̣n Chính sách và Chiến lược phát triển NN -NT cho thấy, 5 năm gần đây thu nhập và đời sống của nông dân liên tục sụt giảm . Trong 3.000 hô ̣ điều tra, 50% phải chịu những cú sốc về thu nhập khiến tỷ lệ tái nghèo tăng , tích lũy trung bình hàng năm của hộ nông dân chỉ ở mức 5-8 triê ̣u đồng và mất hết chỉ sau một cú sốc, 50% phải vay lãi ngoài để trang trải cuộc sống và sản xuất.

lớn trước kia bắt đầu thay đổi, xuất hiện một loại hình sinh kế mới với người nông dân - “nghề làm công nhân”.

Vào thời điểm khu công nghiệp mới đi vào sản xuất, tỷ lệ lao động tốt nghiệp cấp III ở Gia Trung chiếm 46,6% (trong độ tuổi từ 18-25), 30% tốt nghiệp cấp II, lao động có trình độ và tay nghề rất thấp, riêng số lao động có trình độ đại học, cao đẳng thì gần như đã thoát ly lên Hà Nội (thống kê năm 2006). Ngoài tuyển dụng lao động nhập cư từ địa phương khác thì ưu tiên hàng đầu của các công ty, doanh nghiệp ở khu công nghiệp Quang Minh là phải tạo việc làm cho lao động là con em các hộ gia đình có đất bị thu hồi như đã cam kết với điều kiện có trình độ văn hóa cấp III và không quá 35 tuổi. Thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất lại diễn ra không hoàn toàn như vậy. Số người được đào tạo nghề, được giải quyết việc làm tại địa phương là rất ít. Kết quả điều tra của Lê Du Phong cho thấy: “chỉ riêng xã Quang Minh có trên 11 ngàn lao động và gần 889 ha đất canh tác, đã bị thu hồi hơn 500 ha làm khu công nghiệp. Đến tháng 5-2005, cả xã mới chỉ được tuyển dụng 800 người. Như vậy, sau khi bị thu hồi 56% diện tích đất canh tác, khu công nghiệp và các dự án trên địa bàn mới chỉ tạo việc làm cho hơn 7% tổng số lao động toàn xã” [94, tr. 68-69]. Với gần 80% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, liệu có bao nhiêu lao động nông nghiệp của làng Gia Trung được khu công nghiệp tuyển dụng, tạo công ăn việc làm? Trong khi đại đa số lao động của các hộ gia đình nông dân chưa được chuẩn bị về tâm lý cũng như chưa được trang bị về chuyên môn, kỹ thuật cho việc chuyển đổi nghề nghiệp. Do đó, con em các hộ gia đình có đất bị thu hồi một mặt chỉ biết trông đợi và phụ thuộc vào công việc mà phía doanh nghiệp sắp xếp cho chứ chưa thực sự chủ động để tìm công việc phù hợp. Mặt khác, nhiều lao động phải tìm mọi cách để đáp ứng đủ các điều kiện và yêu cầu doanh nghiệp đưa ra, ai chưa tốt nghiệp cấp III thì đi học hoặc mua bằng bổ túc cấp III, ai có điều kiện thì tranh thủ đi học sơ cấp lấy một nghề. Nhiều lao động chỉ làm được 1 - 2

tháng bị sa thải với lý do không đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp đặt ra. Lao động bị sa thải ở doanh nghiệp này lại vội vàng tìm kiếm công việc ở công ty khác nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn là bị sa thải. Do đó, nhiều lao động trong độ tuổi 18 - 35 ở Gia Trung bị thất nghiệp hoặc tình nguyện chịu thất nghiệp là điều dễ nhận thấy.

Với sự lớn mạnh, mở rộng của khu công nghiệp Quang Minh I, II và các doanh nghiệp hoạt động bên ngoài khu công nghiệp thúc đẩy đội ngũ lao động làm công nhân ở làng Gia Trung phát triển nhanh chóng. Năm 2007, lực lượng công nhân chiếm 20,53% tổng số lao động, năm 2010 tăng lên khoảng 30%. Từ 2008 trở lại đây, với sự cải tiến hệ thống thông tin hoạt động của các doanh nghiệp và sự thống nhất quản lý từ Ban Quản lý khu công nghiệp, thông tin về các doanh nghiệp, về mức lương cũng như chế độ ưu đãi được phổ biến rộng rãi tới đa số công nhân và người dân địa phương. Người lao động có quyền chủ động lựa chọn cho mình một công việc phù hợp.

Lúc mới đi vào hoạt động, có rất ít lao động trong độ tuổi 40 đến 55 ở Gia Trung được nhận vào làm trong khu công nghiệp với các công việc chính: bảo vệ, bốc vác hoặc tạp vụ, làm cấp dưỡng,… thì nay, nhiều doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp chuyên sản xuất bao bì, lương thực thực phẩm, kem, sữa) đã tuyển dụng thêm lực lượng lao động này tham gia vào nhiều công đoạn của dây chuyền sản xuất như: đóng gói, kiểm hàng, tạp vụ... Điều này mở rộng cơ hội việc làm cho bộ phận lao động trên 40 tuổi không chỉ ở Gia Trung mà còn ở địa bàn các tỉnh lân cận. Ngoài số lượng công nhân làm việc trong khu công nghiệp Quang Minh, Gia Trung còn có một bộ phận lao động làm công nhân ở các khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Nội Bài.

Nhìn chung, thu nhập từ “nghề làm công nhân” trong khu công nghiệp Quang Minh thấp hơn so với một số doanh nghiệp ở khu công nghiệp Bắc

Thăng Long21. Tuy nhiên, mức thu nhập bình quân đã tăng lên qua các năm. Năm 2007, mức thu nhập cơ bản ngày làm 8 tiếng dao động từ 700 - 900 ngàn đồng/tháng. Năm 2010, tăng lên 2 triệu đến 3 triệu đồng/tháng (chưa tính thời gian tăng ca và các khoản hỗ trợ khác). Ngoài ra, các doanh nghiệp còn hỗ trợ thêm suất ăn trưa, ăn đêm hoặc suất ăn giữa giờ cho công nhân với mức 12 - 15 ngàn đồng/suất ăn. Thu nhập từ làm công nhân đã trở thành nguồn thu thập chính của nhiều gia đình, với cả lao động ở Gia Trung và lao động nhập cư. Một hướng chuyển đổi sinh kế tích cực mà người nông dân nhận được sau khi phải đánh đổi sinh kế truyền thống của mình.

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của nông dân ở một làng ven đô Trường hợp làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)